chỉ để xác nhận rằng mũi tôi vẫn còn chuẩn ở độ cao đó. Tôi nghĩ
thầm, Chết tiệt, mùi đó bay ra từ hành lý của tôi.”
Đó là năm 1998. Dalton khi ấy đang tiến hành thí nghiệm cho Quân
đội Mỹ, tiếp tục đi tìm Chén Thánh của các loại mùi hôi thối, “mùi ai
ai cũng ghét”. Bà đã bay tới châu Phi làm một dự án không liên quan
và quyết định mang theo một loạt những mùi hôi để thử nghiệm trên
dân Xhosa sống ở thị trấn gần đó: thêm một nền văn hóa khác để đánh
giá. Trong đống hành lý xách tay của bà là những lọ được dán nhãn
như Chất Nôn, Mùi Cống, Tóc Cháy và Mùi Thối Nhà Vệ Sinh.
Dalton đã bịt kín miệng và bọc những chiếc lọ này trong hai lớp túi
dán kín nhưng bà không tính đến việc thay đổi áp suất trong khoang
hành khách. Chất lỏng đã nở ra và rò qua rìa miệng lọ dán bằng
parafin. May mắn là ngăn để hành lý đó chỉ chứa duy nhất hành lý của
bà và của người cộng sự. “Tôi nói với anh ta, ‘Anh không được lấy bất
cứ thứ gì từ ngăn để hành lý trên đầu ra nhé. Tất cả những gì dưới
chân chúng ta là thứ duy nhất ta có cho toàn bộ chuyến bay’.” Chừng
nào ngăn để hành lý đó còn đóng thì phần lớn mùi vẫn bị giữ lại - cho
đến khi máy bay hạ cánh. Rồi sao nữa? “Đây là mánh của tôi. Tôi
không mở ngăn đựng hành lý đó cho đến khi họ mở cửa máy bay. Tôi
tính rằng mọi người có thể đổ cho mùi đó bay vào từ bên ngoài máy
bay.”
Trước khi làm việc với các đối tượng thí nghiệm người Xhosa,
Dalton đã thử các mùi này với người châu Á, dân Mỹ gốc Mỹ La tinh,
dân Mỹ gốc Phi và người Kavkaz. Vậy mùi nào đã chiến thắng? Đó là
Mùi Thối Nhà Vệ Sinh. “Mọi người đều ghét nó. Họ thực sự rất ghét
mùi đó và đều nghĩ rằng nó thực sự nguy hiểm.” Ernest Crocker đã
nghĩ sai về người Nhật. Trong số những đối tượng thí nghiệm đến từ
châu Á của Dalton, bao gồm người Nhật, người Triều Tiên, Trung
Quốc và Đài Loan thì 88% - tỉ lệ phần trăm cao nhất giữa các nhóm
sắc dân - đã xác nhận mùi này khiến họ cảm thấy “rất tệ”. Nó đứng
đầu Bảng xếp hạng về Độ ghê tởm của mùi trong cả năm sắc dân tham