giai đoạn ngủ REM sớm. Hãy đổ tại cho chứng “ngủ REM sớm” khi
bạn ngoẹo đầu và há mồm ngồi ngủ gà ngủ gật.)
Các binh sĩ, bao gồm cả lính của Tướng Jackson “Bức Tường Đá”,
nhiều khi bị phát hiện vẫn ngủ lúc hành quân đêm. Nếu bạn mệt lử,
Belenky nói, bộ não có thể rơi vào trạng thái phân ly tạm thời - nửa
ngủ, nửa tỉnh. Có những loài chim và thú biển có khả năng làm điều
này thường xuyên. Cá heo và hải cẩu đều có khả năng ngủ một phần -
tức là chỉ với một bán cầu não. Bởi vì bán cầu còn lại phải tỉnh táo để
giúp chúng hít thở, đồng thời điều khiển cơ thể bơi lên mặt nước để hít
không khí. Khi ngỗng và vịt ngủ trong đàn dưới mặt đất, những con ở
rìa ngoài cùng của đàn thường mở một mắt và bán cầu não tương ứng
với con mắt đó tỉnh táo, cảnh giác trước các loài thú ăn thịt có thể tấn
công.
Từ góc nhìn quân sự, một binh sĩ có thể hành quân, bơi, hay thậm
chí cảnh giới kẻ địch trong khi vẫn ngủ chính là người mà quân đội
khao khát có được. Điều này chính là một trong những mục tiêu của
Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Quốc phòng tiên tiến (DARPA),
chuyên phát triển công nghệ quân sự tương lai: “cho phép binh sĩ thức,
cảnh giác cao và làm việc hiệu quả trong bảy ngày liền mà không chịu
di chứng tâm lý hoặc thể lực và không dùng bất cứ loại chất kích thích
hiện có.” Đó là lý do vì sao bạn sẽ thấy tên Bộ Quốc phòng trong danh
sách những nhà tài trợ cho một vài nghiên cứu cơ bản về giấc ngủ nửa
não. Nếu khoa học có thể tìm ra cách lũ vịt làm điều đó, có lẽ các binh
sĩ - thông qua phẫu thuật hoặc dùng thuốc, có trời mới biết - sẽ có
được khả năng ấy. Belenky chế giễu. “Chúng ta còn chưa biết chắc
chắn thứ gì kích hoạt giấc ngủ toàn bộ não.”
Thực tế ấy không ngăn được các tổ chức quân sự ngừng mơ mộng
về nó. Tôi đã tình cờ tham dự một buổi hội thảo chuyên đề về Tối ưu
hóa Năng lực Con người của NATO, bao gồm chuyển đổi mục đích
của một nhóm các công nghệ y học nhằm tối ưu hóa khả năng hoạt
động của chiến binh. Trong số này có nói đến loại chi giả “mang lại