LÍNH TRƠN - KHOA HỌC LẠ KỲ VỀ LOÀI NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH - Trang 234

tuba à. Trên bảng điều khiển phóng ngư lôi có những nút nhựa lớn
hình vuông - Làm Ngập Ống Phóng, Mở Ống, sẵn Sàng Phóng - nhấp
nháy ánh sáng đỏ hoặc xanh, giống như thứ Q đã chế thêm vào chiếc ô
tô Aston Martin của James Bond. Khoang tên lửa có những bảng điều
khiển đầy nút kiểu cổ điển tương tự. Chúng tạo nên một bối cảnh cho
một trong những câu rất đáng trích dẫn Murray đã nói với tôi - một
câu, vốn chẳng có mấy sự cảnh báo nguy hiểm, có thể xếp chung cùng
những câu, “Houston, chúng ta vừa gặp một vấn đề” hoặc “Nhìn đây”
trong điện thờ những câu tiêu ngữ báo hiệu thảm họa: “Tôi sẽ không
dựa vào mấy cái bảng đó đâu.”

Về mặt trực giác, cảnh tượng những người luôn thiếu ngủ trông coi

lò phản ứng hạt nhân, ngư lôi và vũ khí hủy diệt hàng loạt không ổn
chút nào. Nhưng đó đúng là những gì đang diễn ra trong một chiếc tàu
ngầm đang ở độ sâu hàng trăm mét, hoặc sâu hơn. Tuy nhiên, người ta
thống kê rằng nguy cơ xảy ra tai nạn cao nhất không phải ở khoang lò
phản ứng hạt nhân hay thậm chí là khi tàu lặn sâu. Nguy cơ lớn nhất
lại đến từ nhiệm vụ có vẻ như đơn giản nhưng thực tế rất cam go: cho
tàu nổi lên mặt nước.

M

ột chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo có thể đưa bạn đến

những nơi xa xôi hẻo lánh nhất và bạn không hề biết gì về nơi ấy cả.
Tàu ngầm không có cửa sổ hay đèn pha, không thứ gì làm nó hiện
hình trong bóng tối mịt mùng xung quanh. Ở dưới độ sâu mà ánh mặt
trời không thể chiếu đến, kính tiềm vọng là vô dụng. Thủy thủ đoàn
nhìn bằng hệ thống định vị âm, thu thập những tiếng động cơ từ các
con tàu và tính toán khoảng cách và đường đi của chúng. Để không bị
phát hiện, các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo thường chỉ dùng hệ
thống định vị âm thụ động: không phát đi âm thanh. Định vị nhờ tiếng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.