vọng - phát ra âm thanh và tính toán thời gian nó dội trở lại - sẽ làm lộ
vị trí tàu. Chiếc Tennessee còn mù hơn cả một con dơi.
Ở độ sâu 135 m, độ sâu hiện tại của tàu Tennessee, chẳng có con tàu
nào khác để va vào cả. (Mỗi tàu ngầm đều có một khu vực hoạt động
nhất định, hay “hộp”, loại bỏ luôn xác suất nhỏ nhất mà hai chiếc tàu
đồng đội đâm vào nhau.) Mối nguy hiểm lớn nhất ở bên ngoài lúc này
chính là lũ tôm. Khi nhóm thủy thủ đầu bếp đổ đi thùng thực phẩm
thừa, hàng đàn lớn tôm sẽ bơi ồ ạt về quanh tàu để ăn. Sự náo động
chúng gây ra có thể át mất tiếng ồn động cơ từ những con tàu khác.
Trong buồng định vị thủy âm sáng nay, bốn người đang ngồi trước
các màn hình, chăm chú quan sát đường nhấp nháy dịch chuyển chậm
chạp của tín hiệu thủy âm trả về màu xanh lá cây và lắng nghe âm
thanh qua tai nghe. Một kỹ thuật viên thủy âm có thể nhận dạng một
con tàu bằng tiếng động cơ theo cách những nhà điểu học phân biệt
các loài chim gõ kiến dựa trên tốc độ hoặc âm sắc của tiếng gõ. Một
người đưa tôi tai nghe để nghe tiếng kêu lích kích của mấy con cá heo.
Sau vài ngày sống trong tàu ngầm, bất cứ mối liên hệ nào với thiên
nhiên có thể khá kích thích. “Cá heo Flipper!” Tôi ghét phải dùng từ
ré lên với bản thân, nhưng đúng là tôi đã làm thế đấy.
“Ừ hứ,” chàng kỹ thuật viên thủy âm nói. “Cả đêm chỉ có tiếng của
lũ cá heo này thôi.”
Dù cho tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo có khả năng lặn sâu dưới
lòng biển hàng tháng trời, nhưng thường thì nó không làm thế. Chiếc
Tennessee cũng nổi lên đều đặn, như một con cá voi, để “phun ra” thư
điện tử. Chúng tôi đang chuẩn bị trồi lên trong một tuyến giao thương
trên biển, việc này khiến mọi người có chút căng thẳng. Trong khoảng
thời gian một giờ trước khi con tàu xé toạc mặt biển và nổi lên, ai đó
sẽ phải trực kính tiềm vọng, ấn mặt vào thị kính, quan sát kỹ xung
quanh nhằm phát hiện những thứ mà hệ thống dò thủy âm có thể bỏ
sót. Bởi vì trường quan sát của kính nhỏ hơn 360 độ nên anh ta xoay
kính chậm rãi, từng vòng, từng vòng một, chân này bắt chéo sau chân