bên trong. Lần nổ đầu tiên phóng khối thuốc nổ chết người về phía
mục tiêu. Khi tới nơi, sức ép do va chạm sẽ kích nổ lượng thuốc nổ
nén bên trong đầu đạn. Năng lượng từ vụ nổ sẽ đập mạnh vào một đĩa
kim loại gắn phía trước. Kết hợp với thiết kế của đầu đạn, động năng
từ vụ nổ sẽ biến miếng kim loại này thành một đầu phóng siêu nhanh
qua cự ly gần có thể dễ dàng xuyên thủng giáp xe. RPG (đạn phóng
lựu phản lực) là thiết bị nổ mà ta được nghe đến nhiều nhất, dù còn có
nhiều loại đầu đạn nổ kép lớn hơn và gây chết chóc hơn rất nhiều.
Người ta cho rằng, nền công nghiệp quốc phòng của Iran đã sản xuất
được loại vũ khí có khả năng xuyên thủng lớp giáp thép dày 35cm.
Việc dùng một lượng nổ lõm bắn vào một tấm biển báo đường bộ
cũng giống như dùng kìm bấm lỗ da bò đục lỗ trên khăn giấy vậy.
Nhìn chung, một đội quân sẽ ra trận với những thứ vũ khí mà họ sử
dụng từ trận chiến trước. Thủy quân Lục chiến Mỹ mang tới Iraq xe
Humvee. “Một số xe cũ còn dùng cửa vải bạt,” Mark, một cựu lính
thủy cho biết. Dù cho tóc đã bạc trắng, nhưng Mark vẫn giữ được tinh
thần lăn xả và luôn sẵn sàng, vốn được rèn giũa khi còn phục vụ trong
lực lượng Thủy quân Lục chiến. Khi tôi hỏi về bộ phận gầm xe mới có
thể chống sức nổ của bom mìn, ông lôi ra hai cái ván nằm sửa gầm xe
có bánh và chúng tôi trượt vào gầm một chiếc Stryker rồi cứ nằm ngửa
như vậy nói chuyện.
Giai đoạn đầu cuộc chiến tại Iraq, Lục quân Mỹ đã thử bọc xe bằng
loại giáp tấm MEXAS, chúng rất hiệu quả khi chống lại hỏa lực súng
máy hạng nặng. “Chúng tôi như kẻ xấu số” Mark nhớ lại. “Thứ này
không chống được đạn RPG.” Như thể bạn bọc giáp xe của mình bằng
các tấm biển chỉ đường ấy. Một ý tưởng khác là gắn những mảnh giáp
phản ứng nổ, kiểu như miếng bánh Pop-Tart nổ. Khi đạn RPG tiếp xúc
với giáp, nhân bánh sẽ phát nổ. Vụ nổ được điều hướng ra ngoài này
sẽ vô hiệu hóa sức nổ xuyên phá của đạn RPG - và sát thương luôn cả
người nào lai vãng ở gần. Trước thực tế là nhiều trận chiến trong