thường sẽ gây ra thương tật vĩnh viễn. Xương gót chân rất cứng và
khó vỡ, nhưng cũng rất khó chữa lành. Theo tính toán của một bài báo
gần đây, có đến 84 phương pháp khác nhau đã được thử nghiệm và
thảo luận trên các tạp chí y học. Băng bằng xơ vải và phô mai tươi.
“Bỏ mặc cho tự khỏi.” “Dùng vồ đập vỡ các mảnh xương tổn thương”
rồi “tạo hình bằng tay” để tái tạo hình dạng gót. Có rất ít thống kê
được thực hiện vào thời kỳ này, nhưng một bài báo đã trích dẫn rằng tỉ
lệ cắt bỏ gót chân bị thương là 25%.
Các vụ nổ dưới gầm xe đã làm các bác sĩ phẫu thuật trong quân đội
để tâm đến tổn thương gót chân. Vồ và băng quấn đã được thay bằng
phẫu thuật và đinh cố định xương, tuy nhiên tỉ lệ phải cắt bỏ gót do bị
“vỗ sàn” lại cao hơn trước đây - 45%, theo một bài đánh giá bốn mươi
ca chữa trị. Một phần nguyên nhân là do mỡ gót chứ không phải
xương. Mỡ gót chân giống như lớp đệm ngăn xương gót chà xát vào
phần da phía dưới gót. Lớp mỡ cực kỳ đặc với các tế bào mỡ dạng sợi,
vốn không có ở bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể. (Phần mỡ mềm
ở đây đủ để những thợ đóng giày gọi nó là: “bầu ngực của gót chân.”)
Phần đệm mỡ rất hay bị tổn thương trong các vụ nổ dưới gầm xe, đôi
khi tệ đến mức người ta phải lóc bỏ nó. Thiếu lớp đệm, bước đi cực kỳ
đau đớn. Khi bị ngộ độc vitamin A, phần mỡ gót chân của nhà thám
hiểm Nam Cực Douglas Mawson đã rời ra khiến ông phải để chúng
trong ủng của mình giống như đệm lót giày Dr. Scholl
. Đó là cách
duy nhất để ông có thể tiếp tục hành trình.
Ta không thể đặt thứ gì đó vào để thay thế cho lớp mỡ đệm gót chân
bị hư nát sao? Tôi đã nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Kyle
Potter, người chữa trị cho các bệnh nhân có gót chân bị thương tổn tại
Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed. “Ý cô giống như một miếng
Silicon nâng ngực cỡ nhỏ à?” Thực ra tôi chưa nghĩ đến cái đó, nhưng
hẳn là giống vậy rồi.