chính máu đã đông của anh ta. Hai tinh hoàn và phần da bị cắt đã được
kéo sang bên hông. “Anh không mang đám này theo à?” Tôi hỏi
Redett, cứ như thể anh ấy đang đóng đồ chuẩn bị đi du lịch. Bây giờ
tôi lại nghĩ tới những người lính bị tổn thương hạ bộ nên không thể
sản sinh ra tinh trùng. Thật tốt nếu có thể mang đến cho họ, cùng với
một của quý hoạt động hoàn hảo, một tương lai có thể sinh sản. Nối
thêm vài cái ống thôi thì có sao?
Phiền toái nảy sinh từ đó. Nối thêm tinh hoàn thì người hiến dương
vật cũng là người hiến tinh trùng. Nếu như người được ghép bộ phận
sinh dục làm cho ai đó có thai nhờ sử dụng tinh hoàn của người chết -
và cụ thể hơn là gen của người hiến - thì đứa con sẽ là của ai? Sẽ thế
nào nếu người vợ góa khăng khăng tuyên bố cô ta là chủ sở hữu tinh
trùng của người chồng quá cố, thứ vốn đang được sản sinh trong cơ
thể người đàn ông khác? Nếu bố mẹ của người hiến xác muốn xác lập
mối quan hệ với đứa cháu về mặt sinh học của họ thì sao? Cooney rời
mắt khỏi tử thi được cấy ghép ngước lên nhìn và nói: “Nó có thể trở
nên phức tạp đấy.”
Tôi đã hỏi Ray Madoff về điều này. Madoff là giáo sư tại Đại học
Luật Boston và là tác giả của cuốn sách Immortality and the Law (tạm
dịch: Sự bất tử và luật pháp), cuốn sách hay nhất nói về quyền hợp
pháp của người chết. “Vấn đề ấy không phức tạp hơn vấn đề chúng ta
đã có,” cô nói, hàm ý rằng nhiều năm trước tại Mỹ đã có những vấn đề
pháp lý chưa có tiền lệ về tinh trùng hiến tặng và người cha hiến tinh.
“Nhiều nước, những quốc gia tiên tiến, đã có các đạo luật và quy định
pháp luật về tinh trùng của người chết.” Nước Mỹ vẫn chưa nằm trong
số này. Có nơi quan tòa đã yêu cầu người hiến tinh trùng phải đóng
góp tiền nuôi dưỡng đứa trẻ, và những kẻ hiếp dâm lại được quyền
thăm nom con của nạn nhân.
Hiện tại, những vấn đề thực tiễn hơn cản trở quá trình. Việc tìm
người sẵn sàng tình nguyện để Rick Redett cắt của quý khỏi phần cơ