tĩnh lặng, giữa lầu chính với con ngõ nhỏ ấy lại cách một bức tường
ngăn, sau tường vẫn còn một quãng dăm ba chục bước chân nữa. Cứ
như vậy, tiếng ồn ào từ đường lớn truyền vào ngõ nhỏ, truyền vào
cửa, vào tiểu viện rồi mới dần vọng tới tửu lâu. Thẩm Phóng và Tam
Nương muốn nhìn xem rốt cuộc là ai mà ồn ào thế, bèn chăm
chú ngóng nhìn, chỉ thấy đằng trước có ba, bốn nha dịch mở
đường, mình mặc áo đen, đầu đội mũ công sai, khá uy phong. Kế
đó là một sư gia mình bận áo lụa, vừa vào đã đảo mắt xem xét trên
dưới cả tòa tửu lâu. Tiếp đó mới là Huyện lệnh. Vị Huyện lệnh này độ
ngoài ba mươi, da trắng bóc, mang bộ dạng điển hình của thư sinh
Nam triều, vừa vào cửa đã cung kính đưa tay mời khách. Khách khứa
lũ lượt kéo vào, có đến hơn hai chục người, đều ăn mặc kiểu Bắc
triều, tiết trời còn chưa quá lạnh mà bọn họ đã đeo thêm mấy thứ
da, lông trên mũ. Người đứng trước có dáng vẻ vênh váo, cử chỉ ngang
tàng, hình như là trưởng đoàn, hắn xem xét tửu lâu này rất kĩ, cứ
gặp những chỗ tạc hoa khắc gỗ, hoa văn tinh xảo là dừng bước
ngắm nghía. Đến cả chỗ đầu gỗ nối ghép cũng thường khiến
hắn phải tán thán. Tiếng Hán của gã tuy cứng nhưng vẫn lưu loát,
chỉ nghe gã nói với người Kim bên cạnh mấy câu tiếng Kim rồi
mới dùng tiếng Hán nói với Huyện lệnh rằng: “Người Nam đánh
nhau kém nhưng thợ thủ công thì thật ưu tú.”
Huyện lệnh nọ rất mực văn nhã, đưa tay mời khách lên tầng hai,
vừa hay chênh chếch đối diện với chỗ ba người Thẩm Phóng, cách
cái giếng trời, đôi bên có thể nhìn rõ nhau. Người bên đó ồn ào
chiếm cả một đoạn hành lang nhưng chẳng có hứng thú gì với ba
người Thẩm Phóng bên này. Đám tiểu nhị trong Túy Nhan các nhàn
tản quen rồi, vốn trước nay ít khách, bây giờ bỗng lắm người tới
thế này, lại là khách của Huyện lệnh, bọn họ nhất thời náo loạn.
Hồi lâu sau, ba mươi mấy người bên kia mới coi như an tọa, bấy
giờ rượu mới được mang lên. Người Kim dường như không quen