uống món rượu Khổ Tô nổi tiếng ở đây, ai nấy nhíu mày, kêu ầm
lên: “Nhạt, nhạt quá!”
Chỉ nghe viên quan huyện nọ cười, nói: “Đây là rượu của người
Nam chúng tôi, vị không mạnh nhưng dư âm kéo dài, vào miệng hơi
đắng nhưng hay ở chỗ trong đắng có ngọt. Bá Nhan đại nhân vốn
hào sảng, hẳn là uống không quen, để tôi bảo họ đem đổi rượu. Có
điều, nếu đại nhân có thể kiên nhẫn thưởng thức, hẳn sẽ cảm nhận
được một thứ ý vị khác.”
Viên quan nhà Kim được gọi là Bá Nhan nọ không ngờ lại nghe
theo lời khuyên của Huyện lệnh, nhâm nhi hai ngụm, cười, nói:
“Người Nam các ông chỉ giỏi làm ra mấy thứ lằng nhằng quanh co,
đến rượu mà cũng phải xét dư vị. Theo ta thấy, là do cổ họng các
người mềm, chẳng chịu nổi hơi rượu mạnh, không như người Kim
bọn ta, uống rượu mà lớn, thế mới là anh hùng thật sự, các người
cái gì cũng phải làm mềm trước rồi mới nói.” Nói xong, gã quay
đầu dặn viên quan người Kim sau lưng: “Nhớ khi nào quay về phải
bảo sứ thần Nam triều đem cái kẻ chế ra rượu Khổ Tô với đám thợ
dựng Túy Nhan các này đến cho Hoàng đế chúng ta.”
Nói rồi, gã cười ha ha, bảo: “Không sai, rượu này quả có chút
hương vị, cơ mà người Nam các ông có khéo hơn nữa thì cũng có tác
dụng gì? Nếu không đủ mạnh, đồ có tinh xảo hơn cũng chỉ để đem
cho chúng ta dùng thôi.”
Nghe lời này của người Kim, Đỗ Hoài Sơn không khỏi nổi giận,
Thẩm Phóng thì khẽ than: “Đáng tiếc, lời gã nói chẳng sai.” Không
thể không nói rằng ham của lạ, thích đồ đẹp là nguyên do chính
khiến người Nam Tống đớn hèn. Đám Thẩm Phóng không muốn
chú ý tới bên kia nữa, để tránh tức giận. Đang định tìm chuyện mà
nói, chẳng ngờ lời kế tiếp bên kia lại cứ rõ rành rành chui tọt vào tai
họ. Chợt nghe Bá Nhan nói: “Có điều, trong số người Nam các ông