Cảnh Thương Hoài gọi một tiếng, trên thuyền không có người.
Hắn nhảy lên thuyền, thấy con thuyền bị một ống trúc găm
xuyên sàn, cắm xuống lớp bùn dưới đáy sông, cho nên mấy ngày
rồi mà vẫn không bị trôi đi. Bên trong, nước đã ngập nửa thuyền.
Trên sàn thuyền, mâm chén lộn xộn, xem dụng cụ thì đều làm
bằng bạc, thủ công tinh xảo, dường như là đồ dùng ngày xưa ở
Trung đô. Xem ra Thạch Nhiên nói không sai, chủ nhân của con
thuyền chỉ e chính là Triệu Vô Cực trong Tông thất song kỳ.
Cảnh Thương Hoài lấy ra một miếng mồi lửa, hứng gió khơi
sáng, xem xét trong thuyền. Mắt hắn sắc bén, quét một cái đã
phát hiện dấu vết, sau đó hắn lại nhảy lên bờ quan sát. Trên bờ có
một dấu chân in trên một khoảng đất cứng, đạp gãy một đoạn rễ
cây. Dấu chân nọ khá sâu, nước đã ngập tới nửa, Cảnh Thương Hoài
gật đầu. Hắn lại nhảy vào thuyền, trong khoang thuyền thiếu đi
một thanh xà nóc, dường như là bị rút đi. Nước đã ngập thuyền,
Cảnh Thương Hoài khom lưng tìm được trong nước một cái chén, một
cái mâm bạc. Chén đã bị bổ làm đôi, trên mặt mâm thì có một cái lỗ.
Cảnh Thương Hoài phỏng đoán tình cảnh đương thời, trên thuyền
này tựa như từng có một cuộc chiến, nếu đúng thế, xuất thủ trước
nhất định là Triệu Vô Cực, bởi vì trên sàn có vết rạn, vết rạn đó
men theo hoa văn vốn có của thớ gỗ tẽ ra, Lạc Hàn không ra tay kiểu
này, cách xuất thủ thế này không có ai khác, rõ ràng là một môn võ
công Trần Đoàn năm xưa dùng để đổi lấy ngọn Hoa Sơn với Tống
Thái Tổ - Đỉnh Nãi chân kinh. Xem ra Triệu Vô Cực muốn ép Lạc
Hàn lên bờ.
Lão không muốn chiến, lão chỉ muốn quấn lấy Lạc Hàn.
Lạc Hàn quả nhiên lên bờ, cho nên mới có dấu chân sâu gầy kia.
Hắn vừa lên bờ thì Triệu Vô Cực đã đẩy thuyền đi, Lạc Hàn lại nhảy
tới, Triệu Vô Cực đẩy thuyền đi xa bốn trượng, Lạc Hàn đã tới nơi,
dùng sào trúc ghim thuyền vào lòng sông, nước sông sâu, đoạn sào