“quan chỉ
”, mười mấy năm đã qua, Lạc Hàn hẳn càng có tiến bộ.
Có điều, ở trong nước thì liền có sự khác biệt lớn, thân pháp “nhẹ
nhàng” của Lạc Hàn chỉ e khó có thể ổn định trong nước; mà cái
“tuấn dật” của kiếm thế, chịu lực cản của nước chỉ e cũng khó mà
phát ra; còn cái đạo “biến chếch” vốn là kỳ chiêu trong kiếm
pháp, nhưng trong dòng nước xiết chớp mắt có muôn vạn biến
hóa lay động mũi kiếm, chỉ trong thoáng chốc, sợ rằng sai một ly
đi ngàn dặm; mà luận tới “mau lẹ”, bị nước cản trở, nghĩ cũng biết
ắt sẽ bị giảm trừ lớn.
Còn bản thân lão, từ nhỏ cẩn tu Đỉnh Nãi công. Môn nội công này
Tống Thái tổ khen là “nhất phẩm đương triều”, xem nó là bảo vật
của tông thất, đương nhiên cũng chẳng phải tầm thường. Môn khí
công này xuất phát từ Đạo gia. Năm xưa, Trần Đoàn lão tổ chính là
dùng ba trăm mười bảy câu mật quyết của công phu này đổi với Thái
tổ Hoàng đế lấy tòa Hoa Sơn. Môn công phu này bên ngoài truy
cầu cái nặng nề, bên trong chủ cái hư rỗng, mà tôn chỉ yếu quyết
của nó thì quy vào bốn chữ “Thượng thiện như thủy
”. Bốn chữ
này vốn xuất phát từ sách Đạo Đức kinh của Lão Tử, chỉ bốn chữ
này thôi trong ca quyết của Cửu Nãi công đã xuất hiện lặp lại trước
sau không dưới ba mươi mấy lần. Bộ công phu này Triệu Vô Cực tu
luyện khắc khổ, trong lòng thầm đoán, Trần Đoàn truyền bộ
công phu này cho Thái tổ tuyệt không chỉ đơn giản vì đổi một tòa Hoa
Sơn, chỉ e là muốn dùng võ công mà khuyên răn: Thượng thiện như
thủy, thượng binh phạt mưu
- đều liên quan tới đạo lý lớn về trị
quốc bình thiên hạ. Cái gọi là có thể lập tức đoạt được thiên hạ thì
cũng không thể lập tức khiến nó được yên bình.
Chiêu này của Triệu Vô Cực để đối phó với Lạc Hàn thì thật đáng
xưng là “lấy cái cùn của ta, ngăn vào chỗ không sắc nhọn của địch”,
chính hợp vào yếu chỉ quan trọng trong võ công Đạo gia.