loại công phu dưỡng khí Đạo gia đã lắng trải hơn ngàn năm của
Triệu Vô Cực. Dần dần, đã qua thời gian một tuần trà, khí tức của
Triệu Vô Cực càng lúc càng thoải mái, chỉ thấy lão đưa tay vạch cát,
viết: “Nhàn rỗi vô sự, vậy coi ta luyện chữ.”
Ngừng một lát, lại viết rằng: “Người xưa than thở viết chữ vào
không khí, nay ta dưới sông viết chữ lên cát than thở, chưa biết ai
có phong độ hơn.”
Lão nhàn nhã cao hứng, có tâm tư nói đùa. Kế đến, lão khoát
tay áo, quả nhiên ở trong nước vẫn tiêu sái tự nhiên, đưa ngang dựng
dọc, thật sự viết chữ, khởi bút chính là Bá Viễn thiếp của Vương
Tuần thời Đông Tấn, cái phóng túng của bút ý, nét khỏe khoắn
của hình chữ trong đó, Lạc Hàn tuy không hiểu nhưng cũng cảm nhận
được.
Mới đầu, Lạc Hàn chỉ cho rằng lão đang viết chữ, chẳng bao
lâu liền cảm thấy dòng chảy quanh người có dị biến. Triệu Vô Cực
càng viết càng nhanh, dòng chảy cạnh người Lạc Hàn cũng càng
cuộn nhanh. Thuật dùng dòng nước quấy nhiễu khí tức này hoàn
toàn là pháp môn của Đạo gia. Tiếp đó, tay Triệu Vô Cực đột ngột
chậm lại, đổi thành lối tiểu khải của người thời Đường, ngay ngắn,
đẹp đẽ, một nét bút là một nét vạch, không chút cẩu thả. Đỉnh Nãi
công của lão vốn luyện thành từ trong nước, để thể hội tinh nghĩa
của bốn chữ: “Thượng thiện như thủy” nọ, mà thư pháp này của lão
cũng là môn được tâm truyền thuở còn luyện công. Viết tới đoạn
sau, Triệu Vô Cực đã giống như chủ nhân Thủy Tinh cung, phiêu du
tiên tục, chẳng phải là người nơi trần thế. Khuôn mặt Lạc Hàn lại đỏ
dần, một ngụm khí tựa không ép được nữa cuối cùng nhả ra.
Thấy Lạc Hàn thổ ra một hơi bọt khí dài, Triệu Vô Cực không nén
được vui mừng, đang định viết xuống cát: “Ngươi thua rồi” thì
thấy Lạc Hàn nhả khí xong, sắc mặt lại bình hòa, há miệng hút lấy