Qua học tập riêng, Mc Neil biết rằng u hắc bào ác tính không mấy khi
gặp được, và nê vi xanh thì cực kỳ hiếm hoi. Theo xác suất toán học, đây ắt
phải là u ác tính. Nhưng xét nghiệm bệnh lý học không phải là toán học.
Theo thói quen, Mc Neil thầm đối chiếu ngoại hình của hai loại u này.
Chúng giống nhau đến mức nản lòng.
Cả hai đều vừa có xơ, vừa có tổ chức tế bào, đồng thời mang rất nhiều
sắc tố. Cấu trúc tế bào của cả hai loại đều rất rõ ràng. Nghề thuốc cũng đã
dạy anh phải biết thành thật. Xem xong tất cả các bản lam mẫu, anh nói với
Pearson:
- Tôi không biết. Những ca trước kia thế nào ..? Ta có thể lấy ra để so
sánh hay không ?
- Bây giờ mà tìm lại thì phải mất cả năm trời. Tôi không nhớ đã gặp
trường hợp nê vi xanh lần cuối cùng vào lúc nào - Ông cau mày - Nói giọng
nặng nề - Nay mai chúng ta phải sắp xếp kho hồ sơ tham khảo để có chỗ
mà đối chiếu mỗi khi gặp trường hợp nghi ngờ như thế này.
- Ông bàn chuyện ấy cả năm năm nay rồi - giọng nói khô khan của
Barnister vang lên ở phía sau. Pearson xoay ghế lại :
- Ông làm gì ở đây thế hử ?
- Sắp hồ sơ - ông kỹ thuật viên già trả lời gọn lỏn - Nếu được dòm ngó
đến đôi chút thì chúng ta đã có nhân viên lo việc này.
Và có lẽ công việc ở phòng xét nghiệm đã khá hơn rất nhiều. Mc Neil
nghĩ thầm. Anh biết khoa Xét nghiệm đang khao khát có thêm một ban văn
thư. Các phương pháp lưu trữ hồ sơ hiện được áp dụng đã quá lỗi thời. Anh
thấy đây là một lỗ hổng trong hệ thống quản trị. Các bệnh viện đàng hoàng
thường phải có kho hồ sơ đối chiếu ở khoa Xét nghiệm. Có người gọi đó là
hồ sơ “Thịt xương”, nhưng gọi thế nào thì gọi, một trong nhưng mục đích
của nó là góp phần giải quyết những vấn đề như vấn đề họ đang phải đương
đầu lúc này đây.
Pearson xem kỹ các bản lam mẫu một lần nữa. Theo thói quen của nhiều
nhà bệnh lý học, miệng ông lẩm bẩm theo dòng suy nghĩ. Mc Neil nghe
thấy : “Hơi nhỏ... không xuất huyết... không hoại tử mô... âm tính nhưng
không có dấu hiệu rõ ràng... phải rồi, không còn nghi ngờ gì nữa!” Pearson