bỏ kính hiển vi, ngồi thẳng lên, gỡ bản lam mẫu cuối cùng và gấp tấm bìa
kẹp. Ra hiệu cho bác sĩ tập sự cầm bút, ông đọc : “Chẩn đoán - nê vi xanh
!”
Nhờ công lao của khoa Xét nghiệm, bệnh nhân thoát khỏi cực hình bàn
mổ.
Theo thói quen làm việc có phương pháp và vì ích lợi của Mc Neil, bác
sĩ Pearson rà lại các lý do đưa đến quyết định chẩn đoán cuối cùng. Trao
lại cho Mc Neil các bản lam mẫu, ông nói thêm :
- Anh nên nghiên cứu mấy cái này. Không dễ gì gặp lại đâu. Mc Neil tin
chắc đều phát hiện của vị bác sĩ già là đúng. Đây là một dịp cho thấy rõ giá
trị của biết bao năm kinh nghiệm. Anh thầm cảm phục tài phán đoán của
Pearson trong lãnh vực giải phẫu bệnh học. Nhưng một mai
ông không còn
nữa - anh nhìn ông cụ và nghĩ thầm - nơi này cần phải có kho hồ sơ tham
khảo, rất cần !
Họ xem thêm hai ca bệnh nữa, công việc tương đối dễ dàng, sang ca
bệnh kế tiếp, Pearson lắp bản mẫu thứ nhất, ghé mắt vào lỗ ngắm, chỉnh
thẳng ống kính và quát bảo Mc Neil :
- Gọi Bannister vào ngay !
- Tôi vẫn ở đây - Giọng Bannister điềm nhiên vọng đến từ tủ hồ sơ.
Pearson xoay ghế lại:
- Mở mắt mà coi này ! - ông la lối om xòm. Tôi đã dặn không biết là bao
nhiêu lần rồi phải làm lam mẫu như thế nào. Đám kỹ thuật viên bên phòng
xử lý mô bị làm sao hử ? Điên hay là điếc đặc.
Đã từng chứng kiến cơn thịnh nộ như thế này rồi, Mc Neil lẳng lặng ngồi
nhìn.
- Có gì không ổn? - Bannister hỏi.
- Rồi tôi nói cho mà nghe. - Pearson rút soạt bản lam mẫu ra khỏi kính
hiển vi và ném lên mặt bàn - Phẫu thức như thế thì chẩn đoán chính xác
làm sau được cơ chứ !
Bannister nhặt bản lam mẫu lên soi ra ánh sáng.
- Dầy quá phải không ?