nửa.
Duy gượng gạo:
- Tao có chuyện gì đâu, chỉ có cái hơi mệt.
Nhi gật gù:
- Mi chắc đánh máy suốt đêm qua hỉ?
- Ờ ! sao mày biết
- Tau nghe Ân nói, hắn nói mi cực lắm, không có thời gian học bài.
Duy chớp mắt. Tú Nhi lại trọ trẹ:
- Nhìn mi và Lan khuê khó ai biết rằng tụi bây là chị em. Đứa sướng như
tiên, đứa cực như ở đợ, lạ thiệt đó.
Nó bũi môi:
- Lan Khuê rảnh rổi tới mức thừa thời gian mơ mộng, thừa thời gian tưởng
tượng để viết truyện. Ní chắc chắn là đứa chưa bao giờ biết cực khổ là
chi. Bởi rứa tao dám cá truyện của nó dở ẹc
Duy lại bênh Lan Khuê như một thói quen:
- Sao mày lại nghĩ vậy, khi Khuê có tài mà.
Tú Nhi tài khôn:
- Nhà vănn phải chịu nhiều đau khổ mới rức ruột cho ra tác phẩm. Sướng
như Khuê mần răng viết hay được.
Duy ngập ngừng:
- Khuê có thể đau bằng sự cảm thông nổi đau của người khác.
Tú Nhi gân cổ lên:
- Xì! mi nói đứa mô tao còn tin chớ con Khuê ấy hỉ? còn lâu! Nó khinh
người tực cao răng mà biết thông cảm với ai. Trong lớp ni được mấy đứa
thích nó. Tụi đó giả vờ khen, nó hỉnh to mũi tưởng thiệt. Nghĩ mà tội ! mà
không nghĩ mà đáng đời.
Chuông vào học. Trung là đứa vô lớp với vẻ thắc thỏm:
- Thầy phê tiết C trong sổ, đã vậy còn nêu đích danh Duy và Ân nữa. Thế
nào cô chủ nhiệm cũng mời phụ huynh vào.
Nghe Trung nói thế Duy nẩu cả người. Mấy tiết học còn lại Duy chả típ thu
được chử nào. Cô buồn chán chưa từng thấy.
Cũng một này Lan Khuê lên chín từng mây của sự tán dương, còn cô rơi