hơn là đề nghị cho một cuộc họp đơn thuần, và thường đích thân
đến văn phòng nhỏ ở Lower East Side của chúng tôi.
Nhờ chương trình này, tôi không những có thể tăng gấp đôi số
lượng các cuộc họp mà mình có thể thực hiện trong một ngày bằng
cách không bao giờ rời khỏi văn phòng, mà đội của tôi cũng được
hưởng lợi nhiều từ việc đó. Sau khi diễn giả chia sẻ câu chuyện của
chính họ, chúng tôi để mỗi diễn giả đặt ra một câu hỏi mà mỗi nhân
viên phải trả lời thật to trước tất cả mọi người. Giám đốc các hãng
marketing thường đặt ra những câu hỏi như “Phông chữ yêu thích của
bạn là gì?” và “Nếu là một thương hiệu, bạn sẽ là thương hiệu nào?”,
trong khi CEO của các tổ chức phi lợi nhuận lại hỏi, “Điều gì khiến
bạn gia nhập PoP?” và “Tại sao bạn lại dành tình cảm cho riêng giáo
dục?”
Những cuộc thảo luận nhóm này tạo ra mối liên kết sâu sắc
giữa các diễn giả và đội ngũ của chúng tôi, đồng thời cũng tạo điều
kiện cho các nhân viên trẻ mài giũa kỹ năng thuyết trình trước công
chúng. Thông lệ này đã trở thành phần quan trọng trong văn hóa
của chúng tôi đến độ chúng tôi thậm chí còn yêu cầu các ứng viên
mà chúng tôi đang phỏng vấn tham gia cùng.
Tôi đã khá ngạc nhiên khi một buổi chiều kia, Larry, người mà
tôi nghĩ là một người đàn ông cơ bắp điều hành một công ty xây
dựng, xuất hiện trong bộ com-lê kẻ sọc chỉn chu. Tất cả chúng tôi,
áo phông giày thể thao, tụ tập hết trong phòng chính để gặp nhà tài
trợ lớn đầu tiên của mình và nghe ông chia sẻ những bí quyết
riêng. Larry kể cho chúng tôi câu chuyện về quá trình xây dựng công
ty từ hai bàn tay trắng, và hiện nay công ty ông đang thực hiện mọi
công việc thầu phụ cho các công trình xây dựng văn phòng của IBM
và Ngân hàng Mỹ. Đến phần đặt câu hỏi, tôi choáng váng bởi câu
hỏi của ông khác xa bất kỳ câu hỏi nào mà chúng tôi từng nhận được
trước đó. “Làm sao tôi có thể giúp từng người trong các bạn thực hiện