Sáng hôm sau, khi chúng tôi đến ngôi làng Goviefe Todzi nằm
chon von trên đỉnh đồi, bàn ghế, lều bạt đã được bố trí xung
quanh sân trường để tránh nắng nóng cho các già làng. Ngồi sau
tôi là George, người Ghana, sinh viên Đại học Ashesi, tôi đã gặp cậu
khi tới giảng cho khóa SAS, trên một chiếc xe buýt đông chật những
bạn cùng lớp người Ghana của cậu, những người đã thành lập một
nhóm PoP tại đại học Ashesi. Họ đã tổ chức các buổi nhạc hội và bán
áo sơ mi để gây quỹ xây ngôi trường này. Tôi không thể không cảm
thấy cảm hứng trào dâng trước những cam kết của họ.
Buổi lễ bắt đầu với màn diễu hành của các học sinh vào sân
trường, các em hát những bài hát truyền thống và nhảy múa theo
nhịp trống djembe. Hai cụ bà cũng đứng dậy ra sân nhảy cùng các
em, khiến tất cả những người tham dự nhớ rằng đây cũng là như
một bữa tiệc gia đình – và dẫu xương có giòn thì các cụ vẫn có thể
nhảy boogie. Khi nhạc kết thúc, phó trưởng thôn xướng tên từng vị
khách quý. Một cán bộ huyện nói về hành trình riêng của mình,
nhấn mạnh tầm quan trọng của học hành đối với cuộc đời mình,
và kết luận bằng một câu trích dẫn mà tôi rất yêu thích: “Nếu
nghĩ giáo dục là đắt tiền, các bạn hãy thử phớt lờ nó mà xem.”
Sau bài phát biểu, tôi giúp bọn trẻ mang những chiếc ghế gỗ vào
trường để sắp xếp lớp học. Rồi sau đó có tiếng nhạc hip-hop địa
phương xập xình vang lên trên loa. Tôi không biết nó phát ra từ đâu,
nhưng có vẻ như là từ phía bên kia trường.
Tôi ngồi xuống cùng các trưởng thôn dự một bữa red-red ngon
lành, đây là một món ăn phổ biến của người Ghana, với đậu hầm
với chuối chiên. Các ông, các bà vừa kể chuyện cười vừa nhấm nháp
những chai Coca-Cola và Fanta, nhưng càng cố tập trung vào các
cuộc trò chuyện trước mặt, tâm trí tôi càng dạt về phía tiếng nhạc
phát ra từ sân trường. Phần mà tôi thích nhất trong lễ khánh thành