Khách là một người nhỏ nhắn tóc cắt ngắn gương mặt khắc khổ. Ông ta
trạc ngoài năm mươi mặc quần áo bộ đội bạc màu đầu đội nón cối. Vừa đến
trước cửa ông ta đã hỏi ngay với giọng thân tình cởi mở:
- Vua biển có nhà không?
Với Lài bất cứ ai có dáng dấp "cách mạng" như ông khách kia chị đều
không có thiện cảm. Tất nhiên với một phụ nữ từng theo học chứng chỉ cuối
cử nhân văn khoa Sài Gòn như Lài chị hiểu rằng không phải tập thể nào
cũng gồm những người giống nhau. Nhưng đó là suy xét của lý trí. Còn
trong thực tế mà thực tế lại chịu sự chi phối không nhỏ của tình cảm thì chị
không thể nghĩ khác hơn. Thực tế trước hết là những gì đã xảy ra trong đời
một người làm sao có thể xoá bỏ nó đi như nó chưa từng có!
Những ông "cách mạng" mà Lài biết đó là Năm Hường bí thư đầu tiên
của xã Đại Dương sau ngày giải phóng. Đi đâu ông ta cũng tuyên bố: "Tui
sẽ tống cổ hết bọn bóc lột ra khỏi địa phương này". Chính ông ta đã tổ chức
các cuộc họp để xếp loại những ai thuộc thành phần bóc lột. Sau đó người
bị giữ cải tạo tại chỗ người bị đưa lên huyện điều tra người bị đưa đi kinh tế
mới như gia đình Hai Thìn. Những ngày đó Lài uất ức gặp Năm Hường lý
lẽ:
- Ở cái làng biển Cát này vừa nghèo vừa hẻo lánh có hơn chi kinh tế
mới mà chú bắt gia đình tôi phải dọn đi. Mà kinh tế mới đâu có phải là nơi
đày đọa những người có tội.
Năm Hường trợn mắt quát:
- Cô biết chi mà nói! Tui là bí thư. Cô chống tui tức là cô chống Đảng
biết chưa?
Vậy đó nhưng khi Hai Thìn chấp nhận ra đi Năm Hường lại đích thân
tới đòi mua lại căn nhà với giá rẻ mạt. Ông ta hăm dọa:
- Vợ chồng anh đừng tưởng chịu đi kinh tế mới đã là xong. Đó là ân
huệ của tui chớ không anh đã bị đưa điều tra trên huyện. Người ta đang ép
tui điều đó. Nhưng tui sẽ bảo vệ anh nếu tui mua được căn nhà...
Hai Thìn nổi xung thiên đòi ở lại tới đâu thì tới. Chính Lài phải khuyên
can chồng để anh chấp nhận yêu sách của người có quyền sinh sát trong tay.
Hai Thìn nhận số tiền lập tức đi mua vật liệu dựng cho Tòng Út căn nhà