quan kéo gã ngã nhào xuống ngựa. Những tên đi theo vội vây lấy hai người
nhưng dân làng cũng đã hình thành một vòng vây lớn hơn. Họ hò reo mắng
chửi và sẵn sàng tấn công những kẻ lạ mặt. Gia Trí trỏ mặt gã quan:
- Hãy cút khỏi nơi đây và đừng mưu trở lại.
Gã quan lấm lét leo lên ngựa rồi cả bọn hậm hực thúc ngựa quay về
phía đầu làng...
Ít lâu sau quả nhiên có bọn quan nha xuất hiện tại làng biển Cát. Chúng
đi đông hơn thành đoàn cả chục tên nhưng lại ôn nhu hơn. Chúng chỉ hỏi
han tình thế dân làng dặn dò mọi người tiếp tục sinh sống như bấy lâu lại
thương lượng cử Gia Trí làm chức việc cai trị dân làng coi làng biển Cát
như một thôn chính thức thuộc quyền kiểm soát của triều đình. Việc thu
thuế lao dịch được để lại chưa xét.
Những người có uy tín trong làng họp nhau bàn tính cuối cùng tất cả
đồng ý đề nghị của bọn quan nha. Gia Trí không một chút ham muốn làm
việc cho triều đình mối thù riêng còn canh cánh lòng chàng. Nhưng vì sự an
toàn của mọi người chàng đành phải nhận.
Từ đó Gia Trí trở thành chức việc. Chàng vừa đi biển như mọi người
vừa đảm nhận việc cai quản dân làng. Thỉnh thoảng chàng phải lên xã lên
tổng để bẩm báo tình hình và để có những thông tin mới nhất từ đó đưa về.
Tháng 10 năm 1858 Gia Trí từ tổng về loan nhiều tin lạ. Dân làng biển
Cát xôn xao về những tin ấy. Nào tin bọn Tây dương da trắng mắt xanh đã
tiến công nước ta ở cửa biển ảà Nẵng. Nào tin chúng có những vũ khí rất tối
tân. Nào tin chúng có một thứ tôn giáo giải thích sự sáng lập thế giới hoàn
toàn khác với tín ngưỡng của ta. Còn thời sự mới nhất là đương kim Kinh
lược sứ Lục tỉnh vừa nhận lệnh điều động của triều đình phải ra
Quảng Nam làm tổng thống quân thứ lo việc chống giặc.
Trung tuần tháng 2 năm 1859 tin đến làng biển Cát: giặc Tây dương
bắt đầu đánh phương Nam từ cửa biển Vũng Tàu. Hạ tuần lại có tin sét
đánh: thành Gia Định bị thất thủ quản cơ Trương Định lo chiêu mộ nghĩa sĩ
phong trào ứng nghĩa nổi lên khắp nơi.
NĂM 1862...