đâu trong số những nông dân phiêu bạt lại chẳng có người xuất thân từ một
vùng biển nào đó. Dù sao rõ hơn kinh nghiệm đi biển của người làng biển
Cát được tích lũy qua lao động qua những cuộc phiêu lưu trên biển vì sự
sống còn của chính họ và gia đình. Họ đóng thuyền nhỏ rồi đóng thuyền lớn
hơn. Họ đi gần bờ rồi ra xa hơn. Họ cũng phải trả giá bằng những tai nạn
trên biển cả. Hầu hết những nạn nhân bị biển cả dìm sâu xuống đáy làm mồi
cho cá thỉnh thoảng mới thấy một hai cái xác dạt vào bờ sau tai nạn. Một
nhóm nhỏ dân làng biển Cát không đi rừng cũng không đi biển mà làm
công việc giao lưu sinh hoạt giữa cái làng biển hẻo lánh này với các làng
mạc khác dọc cái quan. Họ mở những con đường mòn nhỏ dẫn đến tổng
đến châu đến huyện. Hải sản được chuyển đi và nhiều mặt hàng hóa khác
được đưa về. Mặc dù vậy làng biển Cát vẫn là một làng mạc xa lạ với triều
đình. Trong ý nghĩ các quan lại cai trị vùng đất miền Đông đó là một khu
dân cư biệt lập không đáng kể thuộc về một thế giới khác thuộc về một
vương quốc khác...
Năm 1854...
Một hôm Gia Trí người đàn ông thứ hai của dòng họ Lê ở làng biển
Cát được tin có những người lạ mặt xuất hiện ở đầu làng. Hơn ba mươi tuổi
sống mười mấy năm tại làng biển này kể từ khi phải bôn tẩu khỏi thành
Phiên An Gia Trí đã trở thành một chàng trai khác hẳn. Nghiệp văn chương
mà cha chàng kỳ vọng khi chàng còn tuổi thiếu niên theo đòi nghiên bút
nay đã phải xếp lại. Nghiệp võ nghệ cũng chỉ còn lại những buổi thanh nhàn
cha con đàm luận rồi Gia Trí đi những bài quyền giải trí lòng cha. Người
đàn ông đời thứ hai dòng họ Lê gọi thật đúng đã trở thành một người đi
biển tuyệt vời. Thân thể chàng cường tráng tiếng nói chàng sang sảng như
lúc nào cũng để lấn át tiếng sóng ngoài khơi. Chàng lại có một biệt tài mà
không ai trong làng có được. Ra khơi chàng lặn xuống biển sâu đôi tai có
thể nghe được âm thanh di chuyển của những luồng cá lại còn phân biệt
được cả loại cá để quyết định quăng lưới hay không.