cháy thêm mấy cây phi lao quanh đó. Nếu mọi người không đến kịp đám
cháy có thể lan thành đám cháy rừng.
Không ai biết Hai Thìn đi đâu. Cũng chẳng ai hiểu vì sao căn chòi bị
cháy. Người ta đoán rằng trong lúc Hai Thìn vắng nhà than bếp bị gió thổi
thành ngọn lửa tạt vào vách lá gây ra trận hỏa hoạn.
Căn chòi đã thành tro chẳng lên tiếng được. Còn những cây phi lao
chúng chứng kiến rất rõ ai là người châm lửa đốt căn chòi nhưng chúng chỉ
có thể trò chuyện bàn tán với nhau về sự ác độc của con người. Còn con
người những người đang đứng xem cảnh hoang tàn sau đám cháy kia làm
sao hiểu được tiếng nói riêng của chúng.
N
GƯỜI ĐÀN ÔNG HỌ LÊ ĐỜI THỨ HAI
Hai mươi sáu năm kể từ khi ba gia đình đầu tiên đến sinh sống lập nên
làng biển Cát đến năm 1862 nơi đây đã có vài trăm dân. Ngoài viên tướng
họ Lê hai gia đình nông dân họ Trần và họ Nguyễn suốt thời gian dài đó
làng biển Cát còn đón nhận thêm nhiều gia đình nông dân phiêu tán khác
đến dừng lại nơi mảnh đất tận cùng của rừng miền Đông làm quen với biển
vật lộn với thiên nhiên hàng ngày để giành giựt miếng ăn.
Làng biển Cát như tên gọi của nó dựng trên nền đất rừng phủ cát. Có
những nơi người ta phải đào xuống hàng nửa thước mới gặp đất còn nơi cạn
nhất cũng phải ngập mắt cá chân. Gần với bìa rừng cát phủ cả một cái đầm
lầy cũ thành một mỏ cát lộ thiên. Một hai cây cổ thụ mọc hiếm hoi trong
khu vực làng tựa như những kẻ lữ hành đứng phân vân chọn lựa giữa rừng
và biển. Những căn nhà hầu như đều dựng bằng thân cây tràm loại cây có
rất nhiều trong rừng và như đã được tôi luyện qua năm tháng để chịu được
sự tàn phá kiểu gặm nhấm của gió biển mang đầy vị mặn. Chỉ một số ít
người dân làng biển Cát làm nghề rừng họ kiêm luôn nghề trao đổi sản vật
biển lấy sản vật rừng và trao đổi nông sản giữa người Việt với người dân
tộc. Phần lớn dân làng biển Cát là ngư dân giàu kinh nghiệm đi biển. Không
ai dám chắc chắn rằng những người đi biển ở đây có kinh nghiệm nhờ dăm
ba người đầu tiên thạo nghề biển truyền cho. Cũng có thể là như vậy vì biết