Tiếng hát của bà Cả Mọi trong như tiếng con gái nhưng mà buồn quá.
Ngày xưa đó chính bà đã dạy Tòng Út hát bài hát này. Bà hát rồi bà khóc
như là lời hát chính là tâm sự đời bà vậy. Thời con gái của bà chẳng ai biết
rõ chỉ biết khi lớn lên bà cứ sống một mình. Bà gùi gạo cho người dân tộc
mình ăn no đánh Pháp bà vác đạn cho bộ đội đánh Mỹ bà đắp mồ cho
những chiến sĩ hy sinh khóc họ đọc kinh khấn Thần rừng làm đẹp hồn họ
như với người thân. Tất cả người dân tộc đều được bà xem như là con cháu.
Bà thật vĩ đại. Nhưng cũng thật khắt khe. Bà đã trừng phạt Tòng Út.
Anh đã đến bên thang nhà sàn đưa mắt nhìn lên khe cửa vạch một
đường sáng đèn. Chưa kịp bước lên thang thì tiếng hát trong nhà đã bặt rồi
giọng nghiêm nghị của bà Cả Mọi vọng ra:
- Đứa nào ở ngoài đó?
Tòng Út đáp bằng tiếng Kinh:
- Tôi là Tòng Út đây.
- Mày đến xin tao tha tội phải không? Mày về đi. Tội của mày Thần
rừng chưa tha được. Về đi!
Lại một lần nữa Tòng Út bị nghe lời xua đuổi của bà Cả Mọi. Anh
đứng chết lặng một hồi lâu. Trăng lên cao dần bớt đỏ và sáng hơn. Những
đốm trăng xuyên qua kẽ lá rừng cứ lần theo từng bước đi chậm buồn và thất
vọng của Tòng Út lúc một xa dần căn nhà sàn bà Cả Mọi.
HAI
Rừng im lặng. Biển cũng ngủ say.
Làng biển Cát những đêm trăng không như trăng với nỗi buồn cô
quạnh bao năm không như rừng với mối tình si không như biển với nỗi vui
chưa trọn. Cách đây hai năm có một đợt dân từ miền Trung tự phát kéo
nhau đến đây cắm chòi nơi rừng phi lao để ở. Chính tại nơi mà ngày nào
Hai Thìn đã dựng căn chòi và bị đốt lúc đó hàng trăm người đủ cả già trẻ
lớn bé đã dựng chòi trong một đêm chỉ trong một đêm sau đó đã buộc chính