tiếng Việt cho y. Y giao cho ông cả việc phát lương cho phu trồng dừa. Ông
mau chóng trở thành người thân tín của tên chủ Pháp.
Châu Toàn là một người từng trải đã nhiều năm làm việc với Pháp nên
rất hiểu tâm lý của những tên thực dân thống trị. Ông giới thiệu một cô gái
Việt để Jean cưới làm vợ. Khi vợ ông sinh đứa con đầu lòng ông liền lấy cái
tên Phú Quý đọc trại tên của chủ đặt cho con mình.
Jean rất hài lòng càng tin dùng Châu Toàn hơn.
Phú Quý không có em. Suốt mười lăm năm của tuổi thiếu niên cậu rất
mong chờ một đứa em nhưng điều mong chờ ấy chỉ là những tia hy vọng
lóe lên rồi lại tắt. Ba lần mẹ cậu đã có thai thì hai lần bị sảy thai một lần
sinh con gái nhưng đứa bé chỉ sống được non tháng. Phú Quý được cả cha
mẹ và ông chủ Jean yêu thương lo lắng. Đến tuổi đi học Châu Toàn gởi con
ra huyện học cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp. Phú Quý thông minh chỉ phải nết
bướng bỉnh. Cậu đã nghĩ đã quyết điều gì thì khó ai lay chuyển nổi. Tính
nết ấy đã gây ra sự xung khắc giữa hai cha con nhất là về những ứng xử
không bình thường của người cha.
Lần phát lương đó nhân có Phú Quý về chơi Châu Toàn nhờ con đọc số
lương để ông phát tiền. ảến lượt một người phu dân tộc Phú Quý thấy cha
cậu phát tiền lẻ tổng cộng chỉ bằng nửa số tiền trong sổ sách. Cậu thắc mắc
đợi khi xong việc mới hỏi cha:
- Vì sao cha lại bớt của ông ta?
Châu Toàn giải thích:
- Con thử nhớ lại xem nào có phải lúc nhận số tiền lẻ ta trao ông ta hớn
hở ra mặt không?
- Vâng con nhớ rồi. Nhưng con không hiểu.
- Đơn giản thôi. Ông ta thấy số lượng đồng tiền mình được nhận nhiều
hơn của những người khác nên vui mừng. Người dân tộc họ khờ thế đấy.
Họ chỉ biết đếm số lượng chứ không biết giá trị đồng tiền. Ta chẳng dại gì
không bớt tiền của họ lấy về phần mình.
- Con nghĩ đó là một việc làm xấu.
- Con còn nhỏ sao hiểu hết lẽ tranh sống ở đời. Con đừng nên thắc mắc
nữa.