- Cha cho con đi học là để biết phân biệt phải trái tốt xấu. Sao cha lại
nói vậy?
Châu Toàn cáu kỉnh quát:
- Câm miệng đi thằng oắt con! Tao cấm mày chen vào việc người lớn
nghe chưa?
Phú Quý không dám cãi lời cha nhưng lòng cậu không hề phục ông về
chuyện này.
Mười lăm tuổi Phú Quý đậu bằng Certificat. Châu Toàn vui mừng mở
tiệc ăn mừng mời ông chủ Jean làm chủ tọa. Hôm sau ông dẫn con ra đình
thờ Ba Ông bảo cúng lễ rồi kể cho Phú Quý nghe chuyện tổ tiên mình. Ông
kết luận:
- Con thấy chưa dòng họ ta chẳng may phải chịu lời nguyền kia đời
nào cũng phải làm ác làm xấu mới sinh được con trai nối dõi. Bằng tuổi con
được biết điều đó ta đã sớm chọn cho mình cách sống phù hợp. Ở trên đời
chẳng có gì hạnh phúc bằng được làm mọi điều mình thích dù để được như
thế phải hại người hoặc khiến người chịu thiệt. Ta cho đó là lẽ tranh sống
bình thường của con người...
Phú Quý không dám cãi lời cha nhưng cậu hoàn toàn không đồng ý với
cha mình. Cậu không tin những gì đã xảy ra trong dòng họ mình là sự ứng
nghiệm của lời nguyền. Ông Gia Trí phản bội vì mưu cầu cuộc sống an
nhàn cha cậu sống phóng túng là do ông chủ trương cách sống đó. Cả hai
đều ý thức việc mình làm sao có thể bảo là bởi lời nguyền ứng nghiệm. Cậu
tự bảo mình sẽ sống khác hơn cha...
Mùa xuân năm 1926 Châu Toàn lâm bệnh nặng rồi mất. Phú Quý về
đồn điền lo việc mai táng cho cha rồi bàn với mẹ dọn về ở làng biển Cát.
Làng biển Cát bấy lâu nay không chấp nhận vợ chồng Châu Toàn bây giờ
lại sẵn sàng cưu mang mẹ con Phú Quý nhất là cậu bé mười sáu tuổi đã
được mọi người khen là một chàng trai tốt bụng.
Phong trào chống Pháp nhiều năm qua đã nổi lên khắp nơi. Nhiều cuộc
kháng chiến bị thất bại nhưng tiếng vang của nó vẫn có tác dụng cổ súy
lòng yêu nước căm thù giặc của mọi người... Sống trong đồn điền của chủ
Pháp Phú Quý hiểu rõ những thủ đoạn bóc lột và lòng tham không đáy của