xà tại mặt hướng ra phía ngoài của cổng thuỳ hoa được chạm khắc thành
hình đám mây đơn giản, dân gian gọi là đầu xà lá gai, phía dưới đầu xà rủ
xuống hai trụ lửng gọi là trụ thùy liên. Trụ thùy liên ở đây lớn hơn rất nhiều
so với bình thường, hai đầu nóc sống mái cũng rất lớn, uốn cong chót vót,
đâm xéo lên trời, so với toàn bộ kết cấu, trông rất thiếu cân đối, có chút gì
hơi giống với đầu nóc của đại điện chốn cung đình. Trong khi hai cánh cửa
bên dưới lại thấp bé nhỏ hẹp, lại càng thiếu cân xứng với phần sống nóc,
trông chẳng khác nào lực sĩ cưỡi dê.
Hai cánh cửa của cổng thùy hoa là kiểu cửa bàn cờ hay còn gọi là cửa
nẹp biên. Hai cánh cửa hiện đang khép hờ có thể nhìn thấy bên trong không
có bình môn* bởi vậy đây là thiết kế cổng thùy hoa theo kiểu “nhất điện
nhất quyển”**, cũng gọi là kiểu cổng thuỳ hoa “Nhị Lang gánh núi”.
* Bình môn là một loai cửa dùng để che chắn tầm nhìn, thường được gắn
liền với tường, có tác dụng tựa như chiếu bích hoặc bình phong. Nhưng nó
khác bình phong ở chỗ vị trí của nó là cố định; khác chiếu bích ở chỗ các
cánh cửa của nó có thể di chuyển, tháo lắp được. Bên trong cổng thuỳ hoa
thường có bình môn, nằm ở giữa hai cột trụ phía dưới phần mái bên trong,
bình thường luôn đóng kín, chỉ khi có khách quý đến nhà mới được mở ra.
** Nhất điện tức là chỉ có sống nóc, nhất quyển tức là chỉ có một tầng
mái, là kiểu cổng thùy hoa phổ biến và thường gặp nhất.
Tấm gỗ nối liền hai trụ thuỳ liên phía trên cổng thùy hoa thông thường sẽ
được chạm trổ cầu kỳ, như các chủ đề “tử tôn vạn đại”, “tuế hàn tam
hữu”… Song ở đâỵ, hai trụ thuỳ liên lại được nối với nhau bởi một tấm ván
dày, trơn bóng và đen thẫm, không có bất kỳ hoạ tiết trang trí nào. Nhưng ở
chính giữa tấm ván lại khảm một đồ hình âm dương Thái cực, nhìn từ xa
lại, thấy đen trắng phân minh, dường như được làm từ thép ròng và bạc
trắng. Hai mắt cá âm dương sáng lấp lánh, không rõ được làm bằng chất
liệu gì. Phía dưới cá âm dương treo một chiếc đèn lồng bằng giấy trắng,
trong đèn ánh nến leo lét, chẳng khác gì đèn tang. Song cũng may nhờ có