Tiếng đàn càng chậm hơn nữa, tạo thành những âm thanh đơn điệu đứt
quãng. Lỗ Thiên Liễu chợt nghe thấy một tiếng “Ồ” khe khẽ.
Lỗ Thiên Liễu rất tự tin vào cảm giác của mình. Trên lầu có người sống!
Vì chắc chắn tiếng kêu khi nãy là do người sống phát ra. Nhưng cô lại
không hề ngửi thấy mùi của người sống…
Lúc này, dây đàn tì bà hồi lâu mới bật ra một tiếng. Âm thanh đã hoàn
toàn vô nghĩa, dường như chỉ là đơn thuần là kéo một bật một thứ gì đấy.
Là dây đàn? Phím đàn? Trục đàn? Hay căn bản không phải là bộ phận nào
trên cây đàn, mà là một thứ gì đó trên tay?
Đàn tì bà vốn do người Hồ ở phương bắc chế tạo ra. Lưu Hy đời Hán
trong “Thích danh – Thích nhạc khí”(*) có viết: “Đàn tỳ bà có xuất xứ từ
đất Hồ, được đánh trên lưng ngựa, đẩy tay về phía trước gọi là “tỳ”, kéo tay
về phía sau gọi là “bà”, nên đặt tên là đàn tỳ bà”.
(*) Trước tác của Lưu Hy đời Hán, nội dung chủ yếu là giải thích ngắn
gọn về những sự việc mới lạ hoặc những thứ mới được du nhập từ bên
ngoài vào trong thời kỳ đó. Mục phân loại rất nhiều, nhưng số lượng trong
mỗi mục lại rất ít, mục ít nhất chỉ có hai loại. Nội dung sách này thường
được những trước tác khác trích dẫn, triều đại nào cũng coi đó là cuốn
tàng thư quan phương. Ngày nay trong các bảo tàng trong và ngoài Trung
Quốc vẫn tìm thấy rất nhiều phiên bản của cuốn sách này.
Đàn tỳ bà vốn dĩ là nhạc cụ được tấu trên lưng ngựa, nó được sáng chế
nhờ vào sự gợi ý của một dụng cụ được sử dụng trên lưng ngựa. Đó là thứ
gì? Cung! Đúng vậy! Ý nghĩa ban đầu của hai chữ “tỳ bà” chính là đẩy tay
và kéo tay, mà đẩy và kéo lại là những thuật ngữ được dùng sớm nhất trong
thuật bắn cung tên. Hơn nữa, mục đích sơ thủy khi người ta sáng chế ra
cung là để làm vũ khí hay nhạc cụ, đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính
xác. Thế nhưng việc người Hồ bật dây cung để đệm cho tiếng hát là một sự
thực không cần bàn cãi.
Cung có thể biến thành đàn tỳ bà, vậy đàn tỳ bà chắc hẳn cũng có thể sử
dụng như một cánh cung. Lỗ Thiên Liễu còn đang mải suy nghĩ, chợt nghe