tường gai, vừa vặn hợp với số Bắc Đẩu thất tinh. Nhưng vị trí sáu ngôi sao
của chòm Nhị Đảm nối liền đầu đuôi nằm ở đâu? Không tìm được vị trí của
sáu ngôi sao này, thì chỉ có thể quanh quẩn ở giữa khảm diện, đến cả rìa
khảm cũng không thể tìm ra.
Nếu tuân thủ đúng quy tắc đọ tài trong môn khảm diện, để từ từ tìm cách
phá giải hoặc tìm chỗ khuyết để thoát ra, chí ít cũng phải mất đến một hai
ngày. Nhưng giờ đây, Lỗ Ân cần phải phá giải càng nhanh càng tốt. Như
vậy, chỉ có một chiêu duy nhất, đó là mạo hiểm phá vỡ chỗ không, liều
mình một phen.
Để đưa ra quyết định này, phải có lòng quyết tâm và sự tự tin rất lớn.
Mặc dù tìm ra chỗ không sẽ dễ hơn so với tìm chỗ khuyết hay cơ quát, thế
nhưng phá vỡ chỗ không lại rất nguy hiểm. Chỗ không, chỗ khuyết, cơ quát
trong khảm diện có sự khác biệt rất lớn. Thực ra chỗ không chính là một bộ
phận cấu thành quan trọng của khảm diện, chính là khe hở hay khoảng
trống ngoài rìa để các nút phóng ra, cũng chính là điểm chuyển ngoặt khi
khảm diện hoạt động. Thực chất, đây chính là vị trí có uy lực sát thương
nhỏ nhất trong khảm diện. Phá chỗ không là chiêu thức bất đắc dĩ khi người
bị vây khốn trong khảm diện đã không còn cách nào khác, có thể coi là
phương pháp hạ đẳng để thoát khỏi khảm diện.
Nhưng không phải khảm diện nào cũng đều dễ tìm ra chỗ không. Ví dụ
như đường vòng Rồng vờn đá tảng của nhà họ Lỗ rất khó tìm ra được chỗ
không, vì khảm diện đó thuộc loại khảm vây. Trong khảm vây, khảm chính
là nút, nút chính là khảm, không thể tìm ra khoảng trống vốn dùng để
phóng nút. Con đường Tấc gang ngàn dặm này cũng có mục đích tương tự
như Rồng vờn đá tảng, chắc chắn muốn tìm được chỗ không là rất khó
khăn.
Mặc dù Lỗ Ân ở nhà họ Lỗ nhiều năm, song vẫn chưa tìm ra được chỗ
không của con đường Tấc gang ngàn dặm. Nhưng ông cảm thấy rằng, tại
chỗ tiếp nối giữa con đường Tấc gang ngàn dặm và Vô ảnh tam trùng sát