thuận đà lăn tới rìa mép bóng râm ở phía dưới mái hiên. Trong giếng trời,
bộ phận không bị bóng râm che khuất có hình bình hành. Đó là do mùa
đông ngày ngắn, giờ đang buổi chiều, tuy chưa muộn lắm, nhưng ánh nắng
đã bắt đầu chênh chếch.
Ông Lục bò toài trên mặt đất, không đứng lên nổi, mà ho rũ rượi liền
mấy tiếng, sau đó nhổ ra một cục đờm lẫn máu. Ông nhổ cũng rất khéo,
nhổ đúng vào điểm đối xứng sáu phần của cạnh hình bình hành đối diện.
Sau đó ông liên tiếp nhổ thêm ba cục đờm nữa, mỗi một lần đều nhổ đúng
điểm đối xứng sáu phần của ba cạnh còn lại.
“Điểm đối xứng sáu phần” là điểm phân chia được sử dụng trong kiến
trúc cổ đại, nguyên lý của nó giống như điểm tỉ lệ vàng hiện nay. Ông Lục
làm như vậy là có tính toán, đó là ông đang tìm “mắt phong thủy” trong
giếng trời.
Đây là cách gọi quen thuộc của ông Lục, ông cho rằng mắt phong thủy
cũng chính là khái niệm “chỗ khuyết” trong nghề khảm tử. Mặc dù sau khi
đến nhà họ Lỗ ông Lục đã học công phu Bố cát, nhưng ông không bao giờ
cho rằng bản lĩnh của mình có chỗ nào kém cỏi. Bởi vậy, ông đã không áp
dụng thuật phong thủy của mình vào công phu Bố cát, mà lại đem những
ưu điểm và đặc sắc của công phu Bố cát để bổ sung cho thuật phong thủy
của mình.
Thuật phong thủy mà ông Lục học được thực chất chính là phong thủy
phái Loan đầu do Dương Quân Tùng người đời Đường sáng lập, còn được
gọi là là phái Giang Tây hay phái Cám. Môn phái này còn có rất nhiều
phân chi khác, như phái Hình thế, phái Hình pháp, phái Thiết kim đoạn
ngọc. Trước đời Nguyên, đây là môn phái đứng đầu trong tất cả các trường
phái phong thủy. Đến đời Nguyên, phong thủy học sa sút, phái Loan đầu
cũng gần như không còn tăm tích. Đến đời Minh Thanh, phong thủy học
được phục hưng, nhưng phái Loan đầu không bao giờ còn có thể huy hoàng
được như xưa nữa. Vì so với các môn phái khác, lý luận phong thủy của
phái này quả thật quá cao thâm, người đời không dễ gì hiểu được. Hơn nữa,