sống. Thì ra Quan Ngũ Lang thấy tấm rèm sắp chụp xuống Lỗ Thiên Liễu
đến nơi, trong khi anh ta lại bị Lỗ Thiên Liễu chặn lại sau lưng, trong lúc
cấp bách, đành phải quăng mụ xác sống qua tường.
Mụ xác sống đã bị tấm rèm cuộn chặt, một vài giọt mưa còn sót lại trên
mặt đất cũng lao cả lại, bám lấy cơ thể mụ xác sống. Ngay cả những máng
ngầm chảy dốc xuống, cũng có những giọt mưa chạy ngược trở lên, nhanh
chóng tụ lại xung quanh mụ xác sống. Cuồng phong cũng không thể ngăn
cản chúng, dường như có một vật chất vô hình đã nối liền chúng với cái xác
tẩm đầy độc tố.
Lỗ Thiên Liễu đừng rất gần mụ xác sống, cô đã thấy rõ trong những cái
kén gần như trong suốt kia có những bóng côn trùng màu xanh lam thò ra
chiếc gai nhọn hoắt màu đen, xuyên vào thân thể mụ xác sống. Mụ xác
sống phình lên nhanh chóng, tựa như quả bóng bơm căng. Lỗ Thiên Liễu
vội vã thoái lui mấy bước, vì sợ cái xác sẽ thình lình nổ tung. Đám kén xác
vừa mới đây còn trơn bóng căng tròn, giờ đã quắt queo, biến thành hai lớp
màng mỏng bọc lấy con trùng phát ra ánh sáng xanh lam leo lét. Con trùng
đó chính là nhện càng.
“Việt tuyệt thư”(*) có viết: “Tiêu sao (nhện càng) nhả tơ cực bền, không
sợ mưa to gió lớn”.
(*) Không biết tác giả là ai, viết vào thời nào, ban đầu được khắc trên
bia, nội dung viết về những câu chuyện kỳ dị trên đất Việt. Sau này bia vỡ,
chỉ còn lại bản rập bia. Về sau, bản rập bia cũng bị rách nát, nên đành
phải chép lại thành sách. Đến nay vẫn còn bản chép tay tàn khuyết, nếu
chất lượng tốt có giá trị rất cao.
Trong “Dị trùng điểm phả”(*) đời Nguyên có viết: “Có loại nhện càng ưa
độc uế, nhập vào kén xác, hút đầu nhả dịch, lọc bỏ tạp chất trong thi độc,
hình thù kén xác trong sáng như ngọc… Gặp vật sống chết, bám lấy nhả hết
dịch kén, sau đó lại hút vào, kén to như bánh xe”.
(*) Trước tác của Khang Duyệt Tùng người Sơn Đông, sống vào đời
Nguyên. Mới đầu cuốn sách này có lẽ chuyên ghi chép về các loài dế, vì