phần đầu có đến một nữa chuyện miêu tả về đặc điểm của các loài dế và
phương pháp nuôi dế, nửa sau mới bắt đầu ghi chép về những loại côn
trùng kỳ dị khác. Viện bảo tàng Đài Bắc có bản gốc từ đời Nguyên của
cuốn sách này.
Kén xác nhện càng thực chất chính là một loài nhện thích hút mở người.
Chúng không biết kết mạng, chỉ biết nhả tơ, nhưng sợi tơ có thể bay đi rất
xa, độ bắt dính cực cao, cũng vô cùng dai bền. Bởi vậy, khi chúng kết dính
với nhau tạo thành tấm rèm, gió lớn thổi vào cũng không tan rã. Đó cũng là
nguyên nhân khiến cuồng phong không thể ngăn cản chúng tiến về phía mụ
xác sống. Mặt khác, kén xác nhện càng không những bản thân mang chất
kịch độc, mà còn rất thích hút chất độc. Phương pháp hút thức ăn của
chúng là trước tiên bơm mỡ độc trong mình vào cơ thể con mồi, khiến con
mồi bị tê liệt mà chết. Đợi đến khi thể dịch trong con mồi biến thành dịch
độc, chúng lại hút đầy vào trong kén.
Mụ xác sống là xác tẩm trăm độc, thể dịch trong mình vốn đã chứa đầy
chất kịch độc. Vì vậy, sau khi kén xác nhện càng bơm dịch độc vào trong
thi thể, chúng không cần phải chờ đợi mà lập tức hút ngược trở lại.
Đến lượt mụ xác sống nhanh chóng xẹp xuống, thể dịch bị hút đầy vào
trong từng kén xác. Xác sống lúc một teo tóp, kén xác lại một căng tròn,
trong như một đám dưa vàng lúc nhúc. Đúng, giống hệt dưa vàng, vì thể
dịch của mụ xác chết là nước vàng đục ngầu, chúng còn phải nhả hút gạn
lọc nhiều lần mới được trong suốt long lanh như cũ. Sau khi nhả hết lượng
nước dư thừa và tạp chất, kén xác mới trở lại kích thước ban đầu. Nhưng
vẫn có một điểm khác biệt, đó là độc tính của chúng sẽ tăng lên gấp bội.
Giờ đây, không những không được chạm vào chúng, cho dù có dùng vũ khí
để giết chúng, cũng phải đề phòng dịch độc bắn phải. Thành phần của dịch
độc đã vô cùng phức tạp, không ai biết phải dùng thuốc gì để giải.
Lúc này, mụ xác sống đã trở nên quắt queo hơn cả lão xác khô khi nãy.
Còn kén xác nhện càng trướng phình lên gấp mấy lần, tạm thời mất đi khả
năng tấn công. Chúng dính với nhau thành một chuỗi dài, chậm chạp lăn về