(**) Có nghĩa là ngọc lạnh phách băng. (Nd)
Lỗ Ân vốn là người Định Hải, từ nhỏ đã nghe được truyền thuyết này từ
những người đi biển, nhưng ông không tin. Mãi tới sáu năm trước đây, khi
cùng Lỗ Thịnh Nghĩa tìm đến thác Lạc Thạch tại núi Thiên Cung tỉnh Chiết
Giang cùng đối phương tranh đoạt “kính thạch thiên thư”(*) bên dưới dòng
thác. Họ đã tìm ra vị trí cất giấu nhanh hơn đối phương. Nhưng dòng thác
cao cả trăm thước, không chỉ nước xối cực mạnh, mà còn liên tục có đá
tảng đổ từ trên cao xuống. Đáng sợ hơn nữa, trong thác có loài rận nước
cực độc, dính vào da chạm vào máu là chết tức thì. Họ đã nghĩ ra rất nhiều
cách mà vẫn không thể lôi được bảo bối ra. Bởi vậy, họ đành quay trở lại
Thái Hồ tìm ngư phủ “rùa gai” Du Hữu Thích mượn tấm áo giáp đồng
xuyên nước(**) để vào lấy báu vật. Nhưng đến khi họ trở lại, “kính thạch
thiên thư” đã bị người ta lấy mất. Dòng thác cao trăm thước chỉ còn vài tia
nước lơ thơ, băng kết trên thác và đầm nước dưới chân vẫn chưa tan hết.
Lúc đó giữa tháng năm, có thể khiến cả thác nước đóng băng, họa có là
thần tiên. Lỗ Thịnh Nghĩa cho rằng có lẽ trời không giúp mình, nên buồn
bã quay về. Lúc đó Lỗ Ân đã nghĩ đến “băng tinh thổ hàn”, nhưng lại
không nói ra. Vì ông vẫn cho rằng đó là thứ không có thực.
(*) Sách trời trong đá gương. (Nd)
(**) Do Khương Tử Nha chế tạo, nguyên liệu lấy từ đồng của cây cột
đồng mà Trụ Vương dùng để thiêu đốt người, trong thứ đồng này chứa
đựng tinh huyết và oán khí của những người từng bị ống đồng nung chết.
Hiện giờ, Lỗ Ân vẫn chưa thể xác định vật thể đó là thứ gì. Nếu nó quả
thực là băng tinh thổ hàn, cũng không biết phương pháp của mình có hữu
dụng hay không. Nhưng giờ đây cũng chẳng còn cách khác, đành phải liều
thử chiêu này xem sao.
Họ lại tiếp tục lặn xuống nước. Trước mệnh lệnh của sư phụ, Ngũ Lang
cũng không bao giờ chần chừ. Anh ta di chuyển về phía sau cây cột vuông,
sau đó bám sát đáy nước tiến đến gần vật thể kia. Băng tinh thổ hàn trông