điệp, ghi tên Ứng Văn, Ứng Hiền, Ứng Năng, ám chỉ Kiến Văn Đế Chu
Doãn Văn, giám sát ngự sử Diệp Hy Hiền, giáo thụ của Ngô Vương là
Dương Ứng Năng. Ngoài ra còn có ba bộ áo tăng, mười đĩnh bạc trắng, một
chiếc hộp ngọc, còn có cả một di thư. Trên di thư viết rằng: “Ứng Văn đi ra
từ Quỷ Môn, những người thoát khỏi ra từ suối Thủy Quan, đến tối gặp
nhau ở phía tây quán Thần Lạc!” – Lời nói của người đàn bà vô cùng mạch
lạc, tựa như bà ta đã tận mắt chứng kiến sự kiện này – Kiến Văn Đế được
chín người hộ tống, lên được chiếc thuyền do trù trị quán Thần Lạc là
Vương Thăng chuẩn bị sẵn tại dòng kênh Quỷ Môn, thoát được ra ngoài.
Từ lúc này rồng vào biển lớn, vân du nước mây, đến năm bốn mươi sáu
tuổi quy tiên. Sau khi người qua đời, những thủ hạ tài giỏi đã tìm kiếm gỗ
ngọc trân kỳ, làm thành một ngôi mộ di động ngầm ẩn dưới nước, để giúp
người có thể tiếp tục ngao du sông nước như lúc sinh thời.
Ông Lục thở ra một hơi thật dài, dường như muốn biểu thị mình đã hiểu.
Nhưng trong lòng ông vẫn còn rất nhiều nghi vấn, tại sao người đàn bà kia
lại biết được những bí mật lịch sử này?
- Kiến Văn Đế đã mang theo hộp ngọc đi mất, trong đó có chứa đựng
phương pháp đối phó khi bảo khí suy kiệt. Hộp ngọc đã bị mang đi, cục thế
suy vong của hoàng triều họ Chu đã không thể cứu vãn. Nhưng các thế hệ
hoàng tổ sau khi kế vị cũng đã nghĩ đủ mọi cách để phục hồi bảo khí.
Trong đó, phương pháp linh nghiệm nhất chính là của Tuyên Tông Đế.
Người đã nghiền ngẫm các bản chép tay của Thái Tổ và Lưu Cơ, rồi ngộ
được huyền cơ từ trong đó. Nhưng chưa kịp thực hiện, đã bất ngờ mắc bệnh
lạ mà đột ngột qua đời. Trong lúc lâm chung, người chỉ để lại một bức
tranh cá vàng và một câu di ngôn vẻn vẹn hai chữ: “Tìm thủy” – Người đàn
bà ngừng lại một lát, không hiểu tại sao, thần thái của bà ta đột nhiên trở
nên nôn nóng bất an – Sau này, các vị hoàng đế kế vị đều tiến hành tìm
kiếm từ nước. Có vị cho rằng Thủy thuộc âm, có thể là phụ nữ, thậm chí
còn tiến hành tìm kiếm manh mối từ cơ thể đàn bà, nhưng vẫn là vô vọng.
Sau cùng, Hy Tông hoàng đế tìm kiếm trong tổ huấn, còn bỏ công nghiên