Trong bất kỳ tình huống hung hiểm nào, Quan Ngũ Lang cũng chưa bao
giờ biết sợ sệt, đây chính là ưu điểm của người trẻ tuổi. Nhưng giờ đây,
không thấy Lỗ Thiên Liễu đâu, anh ta bắt đầu lo lắng, tâm trí bấn loạn, đây
cũng chính là nhược điểm của người trẻ tuổi.
Tiếng tỳ bà gấp gáp khiến lòng dạ Quan Ngũ Lang nóng như lửa đốt.
Anh ta định bất chấp tất cả xông bừa lên, nhưng rồi lại đứng khựng lại, tay
đưa phác đao lên thủ thế, chuẩn bị ra đòn chém chếch sang trái trong
Khuyên nhi đao. Vì tiếng tỳ bà bấy giờ cũng đã dấy lên sát khí của gã áo
đen. Theo nhịp đàn, gã cũng bày ra một tư thế hết sức quái dị, giống như
đang múa. Nhưng trong mắt Ngũ Lang, trông gã chẳng khác gì một thanh
kiếm hơi vẹo vọ, giống như thanh kiếm Ngô Câu(*) trong truyện kiếm hiệp
đao khách xưa kia.
(*) Câu tức là móc câu, một loại binh khí hình giống kiếm nhưng uốn
cong, xưa kia người đất Ngô thường sử dụng.
Tiếng đàn tỳ bà thưa dần, nhưng sát khí của thanh “Ngô Câu” màu đen
kia càng lúc càng lộ rõ. Tiếng đàn sắp dứt, “Ngô Câu” liền hiện hào quang.
Khuyên nhi đao của Ngũ Lang còn gọi là dao pháp Toàn phong sát,
không hề có chiêu thức tránh né lui nhường. Vì vậy anh ta buộc phải giành
lấy tiên cơ, nếu không, cho dù có một đao trúng đích, cũng là hai bên cùng
thí mạng.
Thanh đao đột ngột quét lên một luồng gió xoáy lấp loáng hào quang
trắng bạc. Cơ thể Ngũ Lang cũng đã xoay tròn, vòng này tiếp nối vòng
khác, càng xoay càng nhanh, đao phong càng lúc càng gấp, kình lực cũng
càng lúc càng ghê gớm. Cả Ngũ Lang và thanh đao đã hình thành một cớn
lốc xoáy dữ dội đầy uy hiếp.
“Ngô Câu” mặc dù sắc bén, nhưng dù sao cũng chỉ là một thanh kiếm
cong queo. Thanh kiếm mảnh mai làm sao có thể đỡ nổi sức mạnh cuồng
bạo mà cây phác đao đang cuốn tới. Vì vậy, gã đành phải lùi bước, lùi
bước, rồi lại lùi bước… Đúng vậy, gã chỉ còn nước lùi về phía sau, mà