không thể tránh sang bên cạnh, vì làn gió xoáy tạo ra từ đao quang đã trùm
kín cả sảnh đường. Những mảnh bàn ghế vụn nát bay tung tóe.
Bộ pháp giật lùi của “Ngô Câu” rất khớp với nhịp đàn, chẳng khác gì
đang nhảy múa, mặc dù trông quái dị nhưng rất đúng âm luật. Đột nhiên, gã
đứng khựng lại bất động, lẽ nào gã không định tiếp tục tránh né? Không
phải vậy, mà vì cơn lốc đao quang dữ dội kia đã không thể chém được đến
gã nữa.
Ngũ Lang đã quá sơ suất. Ở những nơi như thế này, võ công chỉ là thứ
yếu, thứ nguy hiểm thực sự chính là bố cục, là khảm diện, là nút lẫy. “Ngô
Câu” không tiếp tục lùi nữa, là vì nút đã khởi động, và gã chắc mẩm mười
mươi rằng Ngũ Lang sẽ bị trúng rút.
Khảm diện “Lưới trời bắt sẻ” có nút đầu tiên là một tấm lưới dây mây
bờm ngựa. Đây không phải là nút chết, mà chỉ là một nút cố định. Nút này
có bố cục bốn chân một đầu, tấm lưới được gác trên bốn cây cột ở hai bên
sảnh đường, kéo về bốn góc tạo thành thế “chân hổ”, còn nút bật lẫy được
gọi là “đầu phượng”.
“Ngô Câu” đã sắp đụng phải bức tường phía sau. Gã không thể chống đỡ
nổi trận đao phong áp đảo, nên buộc phải lùi lại. Gã muốn kéo lẫy bật nút,
cũng buộc phải lùi lại.
Gã đã dừng lại, bởi vì chân trái đã giẫm được lên “đầu phượng”, đó là
một viên gạch xanh được bố trí như một cần bập bênh. Viên gạch vừa bị
giẫm xuống, “đầu phượng” lập tức bật lên, “chân hổ” thình lình tung ra.
Cơ quát vô cùng nhạnh bén, lẫy bật rất nhanh, tấm lưới dây mây bờm
ngựa tựa như một đám mây đen chụp thẳng xuống đầu Ngũ Lang.
Ngũ Lang vẫn đang tiếp tục xoay tròn cùng thanh đao, chưa kịp phản
ứng đã bị tấm lưới chụp gọn. Điệu múa của gã áo đen cũng đã thu thế,
thanh Ngô Câu uốn cong chợt biến thành một thanh Long Tuyền(*) thẳng
tắp đâm thẳng lên không. Cơn lốc đao phong chỉ còn cách gã chừng nửa
tấc.