lưới được kết từ dây mây và bờm ngựa bị kéo dài thêm nửa thước.
Quan Ngũ Lang đưa mũi đao xỏ ngang vào một mắt lưới, chuôi đao gác
trên vai, sau đó lại vận khí hét lên một tiếng, gồng lưng hết cỡ, kéo lưới
thật căng, cánh tay phải đánh ngang một cú sấm sét vào chuôi đao.
Tấm lưới Dây mây bờm ngựa bền chắc kinh người, nhưng sợi dây dù
chắc chắn đến đâu, sau khi bị kéo căng tới cực điểm cũng sẽ trở nên yếu ớt.
Quan Ngũ Lang từ nhỏ đã quen kéo thuyền buộc cáp, nên anh hiểu rất rõ
điều này.
Nút khảm đã bị phá, tấm lưới đã bị thủng một lỗ, mặc dù không lớn lắm.
Ngũ Lang tất bật tay lôi tay cứa một hồi, cuối cùng đã chui ra khỏi tấm
lưới.
Vừa thoát thân ra ngoài, Ngũ Lang lập tức cảm thấy hoa mắt chóng mặt,
chất độc bắt đầu phát tán. Anh ta thu lại chuôi đao như lúc ban đầu, tì mũi
phác đao xuống đất, cố định thần trong giây lát. Sau đó bước vội về cây cột
ở bên tường, áp tai lên cột, hơi nheo mắt lại tập trung nghe ngóng.
Đây là một chiêu trong công phu Lập trụ, gọi là “nghe khe hở”. Khi
dựng nhà, giữa cột nhà và rui xà, giữa cột nhà và đá kê cột, giữa cột nhà và
xà ngang nối liền cột với cột đều có điểm ráp nối, trong đó có nhiều chỗ
khuất không thể quan sát bằng mắt. Bởi vậy, nếu muốn biết những chỗ ráp
nối có được khít khao chắc chắn hay không, cần phải dùng tai để lắng nghe,
đây chính là kỹ pháp “nghe khe hở”. Tức là gõ vào một cây cột, cây xà ở
chỗ này, rồi áp tai vào một bức tường chỗ khác để nghe ngóng, sau đó căn
cứ vào âm thanh nghe được, lại căn cứ vào chất liệu gỗ và kết cấu lắp ghép
để phán đoán xem bên trong liệu có khiếm khuyết gì hay không. Thợ mộc
bình thường chỉ có thể nghe qua một điểm, nhiều nhất là hai điểm, còn cao
thủ có thể nghe được qua nhiều điểm.
Lúc này Ngũ Lang muốn lợi dụng khả năng truyền âm của cây cột để
phán đoán tình hình trên lầu. Nãy giờ đã không còn nghe thấy tiếng tỳ bà
vẳng xuống. Nhưng ban nãy, trong lúc quyết chiến với “Ngô Câu”, Ngũ