Những ngón tay ông co rút, vò nắm một cách vô thức trên đống đồ đạc
lổn nhổn, đã lật tung mép một tờ giấy mỏng. Đó là một gói giấy lớn đã
được gấp kỹ bốn mép nhưng chưa dán kín, bên trong đựng bột rắc sử dụng
trong thao tác bố vi (khoanh vòng) của công phu Định cơ.
Một góc của túi giấy đã lật lên, bột rắc lập tức bị luồng gió cực mạnh
thổi thốc đi, xuôi về phía trước bay mù mịt trong khắp con đường.
Thứ bột này còn gọi là “bột sặc”. Nói có tác dụng gì? Trước khi Định cơ
phải tiến hành thao tác “bố vi”, tức là dùng bột rắc thành vệt bao quanh
phạm vi của khu vực cần được định cơ, sau đó cho bột vào túi the mỏng,
trong phạm vi đã được bao quanh, cứ năm bước lại đánh dấu một hình hoa
mai năm cánh. Đợi qua chín ngày chín đêm, tiếp tục dùng gương, dây sáp
để xác định điểm móng, rồi dùng thước dây để phân chia khoảng cách.
Trong “Nam du thú lục”(*) viết vào cuối đời Minh có nói: “Vùng núi Ba
Thục ẩm thấp nhiều độc, kiến mối côn trùng rất nhiều, hàng tuần đều phải
rắc bột sặc để diệt trừ”.
(*) Một cuốn sách nhỏ, ghi chép về phong thổ, địa mạo tập quán, đặc
sản ở các vùng Tứ Xuyên, Quảng Tây, Vân Nam hiện nay. Về tác giả cuốn
sách, hiện có rất nhiều giả thiết, có người cho rằng là Từ Hà Khách, có
người cho là Lục Thần Nhai, còn có người cho rằng đó là tác phẩm của
Bùi Tuyết Phong, an phủ sứ của Xuyên Quận đương thời.
Trong phần tàn khuyết còn sót lại cảu cuốn sách cổ “Dị khai vật”(*) cũng
viết: “Có người thợ ở Nam Sơn lấy cay, tê, lửa, mê, mòn nghiền nhỏ thành
bột, gọi là bột sặc. Dùng để rắc trong nhà trừ độc tà”.
(*) Một cuốn sách ghi chép về những thứ kỳ lạ hiếm có trong thiên hạ,
không biết ra đời vào triều nào, tác giả là ai. Vào giữa triều Thanh, cuốn
sách được xưởng in Kinh Lâm chỉnh lý và in ấn dưới dạng văn bạch thoại,
đổi tên là “Kỳ dị vật thành lục”. Những ghi chép trong đó có bao nhiêu
phần là sự thực, vẫn chưa được kiểm chứng.