hoặc tăng chi phí cho các yếu tố thu mua đầu vào. Ví dụ: một nhà máy
lớn có thể có nhiều khả năng phải tổ chức công đoàn, đưa đến việc
xuất hiện những mong muốn cao hơn và tranh luận gay gắt hơn trong
tổ chức này. Giảm sút lợi ích kinh tế trong hoạt động thu mua đầu vào
khi quy mô tăng cũng xảy ra nếu nguồn cung cứng nhắc, không co
giãn, giá đầu vào bắt buộc tăng theo. Điều này có lẽ xuất hiện trong
những ngành nhạy cảm với thời trang và những ngành dịch vụ chuyên
nghiệp, những ngành này phụ thuộc nhiều vào việc phản ứng nhanh
theo thời gian và tính sáng tạo cá nhân mà trong các tổ chức lớn thì 2
nội dung này lại không được thực hiện tốt.
Mức độ nhạy cảm theo quy mô của các hoạt động là rất khác biệt
nhau. Những hoạt động giá trị như phát triển sản phẩm, quảng cáo
trong nước và hạ tầng cơ sở của doanh nghiệp nhìn chung là nhạy cảm
hơn hoạt động thu mua và hoạt động của đội ngũ bán hàng vì chi phí
cho những hoạt động này được cố định bất kể quy mô của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, gia tăng (hoặc sút giảm) lợi ích kinh tế theo quy
mô theo một mức độ nhất định đều có thể nhìn nhận trong hầu hết mọi
hoạt động của doanh nghiệp.
Sự gia tăng lợi ích kinh tế theo quy mô không chỉ phản ánh công
nghệ trong một hoạt động giá trị mà còn là thái độ doanh nghiệp đã
chọn để thực hiện hoạt động đó. Gia tăng lợi ích kinh tế theo quy mô
tại một nhà máy có thể bị ảnh hưởng mạnh từ sự đa dạng của các sản
phẩm và mức độ lâu dài về thời gian để thực hiện. Tương tự như vậy,
việc triển khai đội ngũ bán hàng có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng lợi
ích kinh tế theo quy mô thông qua hoạt động của đội ngũ này. Với đội
ngũ bán hàng được tổ chức phân chia theo khu vực địa lý, các chi phí
có khuynh hướng giảm khi sản lượng bán hàng trong khu vực tăng lên
vì một nhân viên bán hàng có thể lấy được những đơn đặt hàng lớn
hơn sau mỗi lần liên hệ khách hàng và/hoặc thời gian đi lại giữa các