LỢI THẾ CẠNH TRANH - Trang 17

Cả mức độ hấp dẫn của ngành và vị thế cạnh tranh đều có thể được một

doanh nghiệp xây dựng nên, điều này làm cho việc chọn lựa chiến lược cạnh
tranh trở nên vừa thách thức vừa hào hứng. Trong khi mức độ hấp dẫn của
ngành phần nào được phản ánh qua nhiều yếu tố mà một doanh nghiệp chỉ có
ảnh hưởng không đáng kể lên các yếu tố đó, thì chiến lược cạnh tranh lại có
quyền năng đáng kể để làm cho một ngành trở nên hấp dẫn hơn hoặc kém hấp
dẫn đi. Cùng lúc đó, doanh nghiệp có thể khẳng định rõ ràng hoặc hạ thấp vị
thế của mình trong ngành thông qua lựa chọn các chiến lược. Như thế thì chiến
lược cạnh tranh không chỉ giúp doanh nghiệp phản ứng lại với môi trường kinh
doanh mà còn nỗ lực tạo ra môi trường theo hướng thuận lợi cho mình.

Hai vấn đề trọng tâm trong chiến lược cạnh tranh cũng chính là cốt lõi trong

nghiên cứu của tôi. Cuốn sách Chiến lược cạnh tranh: Kỹ thuật phân tích
ngành và các đối thủ cạnh tranh
giới thiệu những khung mẫu phân tích để hiểu
rõ về ngành nghề và các đối thủ cạnh tranh, lập công thức cho chiến lược cạnh
tranh tổng thể. Quyển sách mô tả 5 nguồn lực cạnh tranh quyết định mức độ
hấp dẫn của ngành và những căn nguyên của nó, cũng như việc những nguồn
lực này thay đổi theo thời gian sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược. Sách
cũng xác định 3 chiến lược tổng quát để có lợi thế cạnh tranh, chỉ ra làm thế
nào để phân tích đối thủ cạnh tranh, dự đoán và làm ảnh hưởng đến những
động thái của họ, sắp xếp các đối thủ vào các nhóm chiến lược và đánh giá vị
trí hấp dẫn nhất trong ngành. Tiếp đến, sách này cũng áp dụng những khung
mẫu phân tích trên trong phạm vi những ngành quan trọng của môi trường kinh
doanh mà tôi gọi là những đặc điểm cấu trúc ngành (structural settings) , kể cả
những ngành được phân chia rời rạc, các ngành đã được hợp nhất, các ngành
đang trong thời kỳ phát triển, các ngành đang suy thoái và những ngành mang
tính toàn cầu. Sau cùng, sách này khảo sát những quyết định quan trọng có tính
chiến lược phát sinh trong bối cảnh của ngành nghề, bao gồm việc tích hợp
theo chiều dọc (vertical integration), mở rộng công suất (capacity expansion)
và xâm nhập thị trường (entry).

Cuốn sách này dùng khung mẫu trong Chiến lược Cạnh tranh làm xuất phát

điểm. Chủ đề trọng tâm của sách là làm thế nào mà một doanh nghiệp có thể
thực sự tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh trong ngành của mình – cách thức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.