LỢI THẾ CẠNH TRANH - Trang 18

thực thi chiến lược tổng thể trên diện rộng. Mục đích của tôi là xây dựng một
cầu nối giữa “chiến lược” và “thực hiện”, chứ không chỉ xem xét 2 đối tượng
này một cách độc lập hoặc là chỉ quan tâm đến “thực hiện” – nét đặc trưng của
các nghiên cứu trước đây.

Về cơ bản, lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể

tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí của doanh nghiệp đã
phải bỏ ra. Giá trị là mức mà người mua sẵn lòng thanh toán, và một giá trị cao
hơn (superior value) xuất hiện khi doanh nghiệp chào bán các tiện ích tương
đương nhưng với mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh; hoặc cung cấp các
tiện ích độc đáo và người mua vẫn hài lòng với mức giá cao hơn bình thường.
Có 2 loại lợi thế cạnh tranh cơ bản: chi phí tối ưu (cost leadership) và khác biệt
hóa (differentiation). Quyển sách này mô tả cách làm như thế nào để một
doanh nghiệp có thể có lợi thế về chi phí hoặc doanh nghiệp sẽ tự mình khác
biệt hóa. Sách minh họa sự lựa chọn phạm vi cạnh tranh hoặc phạm vi hoạt
động của doanh nghiệp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định
các chiến lược cạnh tranh. Kết luận lại, tác phẩm này chuyển tải 3 khái niệm,
liên kết với những khái niệm khác đã được nhắc đến trong các tác phẩm trước
của tôi, thành những gợi ý tổng quát cho các chiến lược cạnh tranh theo kiểu
“tấn công” hay “phòng thủ”, ảnh hưởng của những bất ổn đến việc lựa chọn
chiến lược. Sách không những đề cập đến chiến lược cạnh tranh trong một
ngành nghề riêng lẻ mà còn là chiến lược tổng quát cho những doanh nghiệp
đa ngành. Lợi thế cạnh tranh trong một ngành có thể được tăng cường mạnh
mẽ thông qua mối quan hệ với các đơn vị kinh doanh trong những ngành khác
có liên quan, nếu thực sự đã có mối quan hệ này. Mối quan hệ giữa các đơn vị
kinh doanh là phương tiện chủ yếu để từ đó các doanh nghiệp đa ngành tạo ra
giá trị, làm nền móng củng cố chiến lược. Tôi sẽ giải thích mối quan hệ giữa
các đơn vị kinh doanh được xác định và chuyển hóa vào chiến lược tổng thể
như thế nào, cũng như việc làm thế nào để đạt được mối quan hệ trong thực tế,
bất chấp những cản trở mang tính tổ chức của các doanh nghiệp đa ngành.

Mặc dù những điểm nhấn trong tác phẩm này của tôi có khác biệt so với các

tác phẩm trước đây, nhưng thực tế chúng đã bổ sung lẫn nhau một cách mạnh
mẽ. Điểm nhấn trong Chiến lược Cạnh tranh là cấu trúc của ngành nghề và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.