LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 1092

việc trình bày khái quát, tôi cũng hy vọng cung cấp cho các bạn
một cách nhìn mới về vị thế cạnh tranh của quốc gia trong nền
công nghiệp và sự thay đổi có thể xảy ra của nó

[3]

.

SỰ THỐNG TRỊ THỜI KỲ HẬU CHIẾN CỦA MỸ
Câu chuyện về lợi thế cạnh tranh quốc gia trong những thập kỷ

ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 là câu chuyện mà Mỹ đóng vai
trò chính. Sức mạnh kinh tế của Mỹ sau chiến tranh là độc nhất vô
nhị trong thời hiện đại. Các công ty Mỹ đã xác lập được những vị
trí dẫn đầu ở nhiều ngành công nghiệp vào đầu những năm 1900,
như Singer (máy may), Ford (xe hơi), và Otis (thang máy), nắm
giữ những vị trí thống trị toàn cầu. Phạm vi các ngành công nghiệp
trong đó các công ty của Mỹ có sức cạnh tranh quốc tế được mở
rộng hơn vào những năm 50 và đầu những năm 60. Năng suất
trung bình của nền kinh tế Mỹ là cao nhất trong mọi quốc gia, bao
gồm một phạm vi rất rộng các ngành công nghiệp có năng suất cao
trong phạm vi quốc tế, ngay cả khi chúng không xuất khẩu. Quả
thực tỉ lệ phần trăm xuất nhập khẩu trên GDP của Mỹ thấp hơn rất
nhiều so với bất cứ nền kinh tế tiên tiến nào khác.

Mỹ có được lợi ích từ sự kết hợp độc nhất của những điều kiện

đã sản sinh ra và duy trì những ngành công nghiệp cạnh tranh quốc
tế. Nền công nghiệp Mỹ phát triển bình an vô sự sau chiến tranh.
Mỹ có một thị trường trong nước rộng lớn và giàu có. Các nhà máy
và thiết bị hiện đại, thường được xây dựng để phục vụ cho các nhu
cầu thời chiến, được chuyển sang đáp ứng nhu cầu quốc tế tăng
nhanh với rất ít hoặc không có cạnh tranh nước ngoài. Một chương
trình quốc phòng khổng lồ chu cấp tiền tài trợ cho nghiên cứu các
công nghệ trọng tâm và một thị trường cho các hàng hóa cấp cao
như máy bay và đồ điện tử. Các công nghệ mới đã được sẵn sàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.