nhuận hấp dẫn từ số vốn đã đầu tư. Ở các ngành mà áp lực từ một hay một
số yếu tố này mạnh, như ngành cao su, nhôm, nhiều sản phẩm kim loại,
chất bán dẫn, và máy tính nhỏ, có ít doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận
trong thời gian dài.
Năm yếu tố cạnh tranh quyết định khả năng sinh lợi của ngành vì chúng
định hình các mức giá mà doanh nghiệp có thể bán, chi phí mà doanh
nghiệp phải gánh, và mức đầu tư cần có để cạnh tranh trong ngành. Mối đe
dọa từ những đối thủ mới giới hạn tiềm năng lợi nhuận chung của ngành vì
những đối thủ mới mang lại khả năng mới và tìm kiếm thị phần, hạ thấp các
khoản lợi nhuận. Các bên cung cấp hoặc bên mua hùng mạnh cũng đã hạ
thấp mức lợi nhuận của chính họ. Sự ganh đua cạnh tranh quyết liệt làm
giảm lợi nhuận do những khoản chi phí cho cạnh tranh cao hơn (ví dụ như
quảng cáo, phụ phí bán hàng và hoạt động nghiên cứu & phát triển) hoặc
do chuyển một phần lợi nhuận sang cho khách hàng dưới hình thức giá rẻ.
Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế giới hạn mức giá mà các đối thủ
cạnh tranh có thể bán mà không gây ra sự thay thế và làm xói mòn doanh
số của ngành.
Sức mạnh của mỗi yếu tố cạnh tranh phụ thuộc của cấu trúc ngành ,
hoặc các đặc điểm kỹ thuật và kinh tế cơ bản của một ngành. Ví dụ như,
khả năng của bên mua phụ thuộc vào số lượng khách hàng, mức độ rủi ro
doanh số với mỗi khách hàng và liệu một sản phẩm có chiếm một phần
đáng kể trong chi phí của khách hàng, điều dẫn tới sự nhạy cảm về giá hay
không
. Mối đe dọa thâm nhập phụ thuộc vào độ cao của các rào cản
thâm nhập, ví dụ như sự trung thành với nhãn hàng, lợi thế nhờ quy mô
kinh tế, và sự cần thiết phải thâm nhập vào các kênh phân phối.
Mọi ngành công nghiệp đều có đặc thù riêng và có một cấu trúc độc
nhất. Ví dụ, trong ngành dược phẩm, các rào cản thâm nhập là rất cao vì
cần có chi phí nghiên cứu và phát triển cố định lớn và lợi thế nhờ quy mô