CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN SỨC CẠNH TRANH
Các nền kinh tế quốc dân thể hiện một số giai đoạn trong phát triển cạnh
tranh, phản ánh các nguồn lợi thế đặc trưng của các công ty trong cạnh
tranh quốc tế; bản chất và quy mô của những ngành và tổ hợp thành công
quốc tế
. Các giai đoạn thể hiện vị trí của quốc gia trong những ngành
công nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế, mặc dù chúng cũng thể
hiện trạng thái cạnh tranh trong nhiều ngành thuần túy nội địa
. Các quốc
gia không nhất thiết phải đi qua tất cả các giai đoạn.
Các giai đoạn phát triển cạnh tranh không nhằm giải thích mọi điều về
một nước hoặc quá trình phát triển của nước đó. Một vài điểm về quá trình
phát triển không thể tránh khỏi bị bỏ qua và không một quốc gia nào xếp
vừa khít vào một giai đoạn. Thay vào đó, việc phân chia các giai đoạn phát
triển cạnh tranh là một nỗ lực nhằm nêu bật những thuộc tính quan trọng
nhất của một ngành đối với việc nâng cao thịnh vượng kinh tế của quốc gia
đó.
Mỗi nền kinh tế quốc gia đều bao gồm một loạt các ngành với những
nguồn lợi thế cạnh tranh rất khác nhau. Thậm chí trong những quốc gia tiên
tiến như Mỹ và Đức, có những ngành mà vị trí cạnh tranh chỉ dựa vào
nguồn tài nguyên thiên nhiên, mặc dù lợi thế cạnh tranh của các ngành
thành công nhất rộng hơn và tinh vi hơn.
Bất chấp sự đa dạng của hầu hết các nền kinh tế, chúng ta vẫn có thể xác
định được hình mẫu nổi bật trong đặc tính lợi thế cạnh tranh của các công
ty trong một quốc gia tại một thời gian nhất định. Hình mẫu này được phản
ánh trong các ngành và phân đoạn mà các công ty của quốc gia đó có thể
cạnh tranh thành công; cũng như trong loại chiến lược mà họ áp dụng. Đó
là vì trạng thái của “hình thoi”, hoặc những nhân tố quyết định lợi thế quốc
gia là tương tự giữa các ngành trong một quốc gia mặc dù những điều kiện
cụ thể của mỗi ngành là khác biệt. Cũng có một xu hướng trung tâm trong
bản chất của lợi thế cạnh tranh bởi vì quá trình tổ hợp hóa khiến cho các
nhóm ngành công nghiệp trong một quốc gia phát triển và nâng cấp cùng