LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 1796

một lúc. Hơn thế nữa, chất lượng của các yếu tố sản xuất thường phát triển
song song giữa các ngành bởi số lượng yếu tố sản xuất (như nguồn nhân
lực có kĩ năng) trải dài trên các nhóm ngành và cơ chế tạo ra yếu tố sản
xuất phát triển cùng với nhau. Các cách tiếp cận đối với cạnh tranh cũng
như các chuẩn mực và giá trị thịnh hành cũng lan truyền từ ngành này sang
ngành khác.

Lý thuyết của tôi gợi ý 4 giai đoạn riêng biệt của phát triển cạnh tranh

quốc gia, đó là: cạnh tranh dựa vào yếu tố sản xuất (factor-driven stage),
cạnh tranh dựa vào đầu tư (investment-driven stage), cạnh tranh dựa vào
đổi mới (innovation-driven stage) và cạnh tranh dựa vào của cải (wealth-
driven stage). Chúng được mô tả dưới dạng biểu đồ trong Hình 10-1. Ba
giai đoạn đầu tiên đòi hỏi liên tục nâng cấp lợi thế cạnh tranh quốc gia và
thông thường sẽ đi kèm với thịnh vượng kinh tế tăng dần. Giai đoạn thứ tư
là giai đoạn trì trệ và cuối cùng là suy giảm. Những giai đoạn này, dù rất
giản lược, cung cấp một cách hiểu sự phát triển của một nền kinh tế, những
vấn đề đặc trưng mà các công ty của một quốc gia phải đối mặt tại những
thời điểm khác nhau và những lực lượng thúc đẩy nền kinh tế tiến lên hoặc
làm nó lụi tàn.

CẠNH TRANH DỰA VÀO CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT

Trong các quốc gia ở giai đoạn ban đầu này, gần như tất cả các

ngành công nghiệp thành công quốc tế đều có lợi thế dựa duy nhất
trên các yếu tố sản xuất cơ bản như tài nguyên thiên nhiên, các
điều kiện thuận lợi cho trồng trọt một số cây trồng nhất định hoặc
nguồn lao động dồi dào, có kĩ năng khá. Trong “hình thoi”, chỉ có
các điều kiện về yếu tố sản xuất là lợi thế (Hình 10-2). Nguồn lợi
thế cạnh tranh này hạn chế các ngành và phân đoạn mà các doanh
nghiệp một nước có thể thành công quốc tế trong cạnh tranh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.