LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 2498

bản như Anh và Thụy Điển vốn gắn bó nhất với những nguyên tắc như sở
hữu quốc doanh và tái phân phối thì nay đang bắt đầu thay đổi.

Ai đó sẽ cảm thấy an tâm với sự hội tụ kinh tế này. Dễ chịu làm sao khi

tưởng tượng ra một thế giới trong đó các quốc gia, bất kể hệ tư tưởng ra
sao, có thể cạnh tranh hòa bình và hiệu quả. Ai đó có thể chỉ hi vọng một
thế giới trở nên đơn giản như vậy.

Như tôi đã trình bày trong những chương trước, có những dấu hiệu

không an tâm là những quốc gia quan trọng phương Tây sau hàng thập kỷ
thịnh vượng đang tự đánh mất một số giá trị mà thế giới xã hội chủ nghĩa
đang miễn cưỡng chấp nhận. Trong những quốc gia tư bản từng rất hùng
mạnh, người ta có thể thấy những nỗ lực làm suy yếu cạnh tranh, đóng
băng thị trường, bảo vệ những vị trí cũ và làm cho tầm nhìn ngắn lại. Các
doanh nghiệp và các quốc gia cố bảo vệ những công nghệ cũ thay vì phát
triển công nghệ mới. Những từ ngữ mĩ miều như hợp tác, liên minh hay
hợp tác chính phủ - doanh nghiệp là những từ được ưa thích. Nhưng chúng
làm giảm sự tiến bộ trong cạnh tranh và làm cho người ta tưởng rằng mọi
thứ có thể thăng hoa mà không cần kĩ năng và sáng kiến.

Những sự phát triển này làm cho triển vọng của châu Âu thật chông

chênh. Khả năng xóa bỏ những rào cản thương mại và đầu tư trong lòng
châu Âu tạo ra cơ hội và áp lực làm bùng nổ sáng kiến chưa từng có trong
hàng thập kỷ. Nhưng làn sóng sáp nhập và liên minh đe dọa xóa sổ tính
hiệu quả trong cạnh tranh ở châu Âu trong nhiều ngành công nghiệp quan
trọng. Chẳng hạn, chúng ta thấy hạn ngạch với ô tô nhập khẩu của Nhật vẫn
tồn tại và những qui định về tỷ trọng nội địa hóa đã biến thành những vụ
điều tra “phá giá” và đang được sử dụng để hạn chế nhập khẩu TV của Mỹ.
Nếu những xu hướng này thắng thế, thập kỷ 90 sẽ biến thành một bước
ngoặt sai lầm trong lịch sử kinh tế châu Âu.

Mỹ cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng tương tự. Thông qua những kêu

gọi nới lỏng luật chống độc quyền, khuyến khích hợp tác, kiểm soát thương
mại, sử dụng qui định chống phá giá để ngăn cản cạnh tranh về giá và hạn
chế sự lan tỏa công nghệ, Mỹ đang lùi bước trước cạnh tranh. Nỗi sợ hãi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.