LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 50

cấp là rất khiêm tốn, và những ví dụ thường được dẫn ra để minh
họa cho sự thành công về chính sách của Nhật Bản như sản xuất
máy dệt, sắt thép và đóng tàu thì giờ đây đã lỗi thời. Ngược lại,
mục tiêu lâu dài của các ngành công nghiệp Nhật Bản như sản xuất
máy bay (được đặt ra lần đầu tiên năm 1971) và phần mềm (1978)
đã thất bại trong việc giành được một vị trí đáng kể trong thị
trường toàn cầu. Hàn Quốc lại tập trung vào các ngành lớn và quan
trọng như hóa chất và máy móc và cũng không thể chiếm được một
ví trị quan trọng trên thị trường. Nhìn rộng ra các nước khác,
những ngành công nghiệp mà chính phủ có tác động lớn thì phần
lớn đều không đạt được thành công trên phạm vi quốc tế. Quả
thực, chính phủ là một diễn viên trên sân khấu cạnh tranh quốc tế,
nhưng hiếm khi nó được đóng một vai chính.

Một cách lý giải phổ biến cuối cùng về sức cạnh tranh quốc

gia là những khác biệt trong phương pháp quản lý, trong đó có các
mối quan hệ giữa người quản lý và lao động. Quản lý kiểu Nhật đã
được đặc biệt ca ngợi vào những năm 1980 cũng như quản lý kiểu
Mỹ vào những năm 1950 và 1960

[3]

. Tuy nhiên, vấn đề của cách

giải thích này là mỗi ngành công nghiệp khác nhau thì đòi hỏi
những phương pháp quản lý khác nhau. Một phương pháp quản lý
có thể là tốt đối với một ngành nhưng với ngành khác thì nó lại trở
thành tai hại. Ví dụ như, các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư
nhân và doanh nghiệp được tổ chức theo quy mô gia đình lỏng lẻo
phổ biến trong các ngành sản xuất giày dép, dệt may và trang sức
của Ý là nguồn cho sự đổi mới và sự năng động. Mỗi ngành công
nghiệp đã mang đến cho nước Ý một cán cân thương mại thặng dư
vượt quá 1 tỉ USD mỗi năm. Tuy nhiên, những cơ cấu và phương
pháp tương tự sẽ trở thành một thảm họa nếu áp dụng vào một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.