LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 52

xuyên được sử dụng, nhưng nó lại được định nghĩa rất mơ hồ. Liệu
có phải một quốc gia “có sức cạnh tranh” nghĩa là mọi doanh
nghiệp hay ngành công nghiệp của quốc gia đó có sức cạnh tranh?
Nếu vậy, chẳng có quốc gia nào đủ tiêu chuẩn. Thậm chí Nhật Bản,
như chúng ta thấy, có những khu vực lớn của nền kinh tế nước này
tụt lại rất xa so với những đối thủ hàng đầu thế giới. Liệu có phải
một quốc gia “có sức cạnh tranh” là một quốc gia mà có tỉ giá hối
đoái giúp cho hàng hóa của nước này có thể cạnh tranh trên thị
trường quốc tế? Nhưng chắc chắn phần lớn mọi người đều đồng ý
rằng, các quốc gia như Đức và Nhật Bản, các quốc gia đã trải qua
những giai đoạn duy trì đồng nội tệ mạnh và tạo áp lực tăng lên các
mức giá ở nước ngoài, đã có được sự tăng cao về mức sống trong
thời kỳ hậu chiến. Khả năng để giữ được những mức giá cao tại
các thị trường nước ngoài của một ngành công nghiệp của một
quốc gia dường như là một mục tiêu quốc gia đáng mơ ước.

Một quốc gia có “sức cạnh tranh” có phải là một nước có cán

cân thương mại thặng dư lớn? Thụy Sĩ có cán cân thương mại
tương đối cân bằng còn Ý đã phải chịu tình trạng thâm hụt thương
mại kéo dài, nhưng cả hai quốc gia này đã có được mức thu nhập
quốc dân tăng dần mạnh mẽ. Ngược lại, nhiều quốc gia nghèo đã
cân bằng được cán cân thương mại nhưng chắc là không thể đưa ra
được những mô hình kinh tế mà phần lớn các quốc gia mong
muốn. Phải chăng một quốc gia “có tính cạnh tranh” là một quốc
gia có thị phần xuất khẩu tăng dần? Thị phần tăng dần thường
được gắn liền với sự thịnh vượng, nhưng các quốc gia có thị phần
xuất khẩu ra thế giới ổn định hay giảm nhẹ lại có sự tăng trưởng
mạnh về thu nhập bình quân theo đầu người, do đó thị phần xuất
khẩu ra thế giới hoàn toàn không phải là nguyên nhân chính. Vậy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.