LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 51

công ty sản xuất xe hơi hoặc hóa chất của Đức, một nhà sản xuất
dược phẩm của Thụy Sĩ hay một hãng chế tạo máy bay thương mại
của Mỹ. Quản lý kiểu Mỹ, với tất cả những gì xấu xa mà hiện giờ
người ta quy cho nó, đã tạo nên những doanh nghiệp có tính cạnh
tranh cao trong các ngành như phần mềm, thiết bị y tế, hàng tiêu
dùng đóng gói, hay các dịch vụ kinh doanh. Quản lý theo kiểu
Nhật, với tất cả sức mạnh của mình, lại tạo ra không nhiều thành
công trong các ngành chiếm một phần lớn của nền kinh tế như hóa
chất, hàng tiêu dùng đóng gói hay dịch vụ.

Cũng không thể nói chung chung về các quan hệ quản lý lao

động. Các nghiệp đoàn rất có quyền lực ở Đức và Thụy Điển, có
đại diện trong ban quản lý (ở Đức) và trong ban giám đốc (ở Thụy
Điển) theo quy định của luật pháp. Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng,
các nghiệp đoàn có quyền lực lớn sẽ làm suy giảm lợi thế cạnh
tranh, nhưng cả hai quốc gia trên đều rất thịnh vượng và có một vài
trong số các doanh nghiệp và ngành công nghiệp nổi bật trên thế
giới.

Rõ ràng, không một sự giải thích nào trên đây về sức cạnh

tranh quốc gia, cũng như bất kỳ giải thích nào khác đã được đưa ra,
là hoàn toàn thỏa đáng. Không một sự giải thích nào tự bản thân có
lý lẽ đầy đủ trong việc hợp lý hóa vị trí cạnh tranh của các ngành
công nghiệp của một quốc gia. Mỗi một cách giải thích bao hàm
một vài sự chính xác nhưng sẽ không đầy đủ nếu xem xét một cách
kỹ lưỡng. Những lực lượng rộng lớn và phức tạp hơn dường như là
cơ sở của sức cạnh tranh.

Việc có nhiều sự giải thích khác nhau và gây tranh cãi về sức

cạnh tranh đã nêu bật lên một vấn đề cơ bản hơn. Đó là, thế nào là
một quốc gia có sức cạnh tranh? Mặc dù thuật ngữ này thường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.