Những điều suy tính này động chạm tới tương lai hạnh phúc, tình cảm
gia đình trong những khía cạnh rất mật thiết. Vợ tôi không có ý muốn trở
về Châu Âu nữa, còn tôi thì cảm thấy mình cũng đã rất gắn bó với cuộc đời
mới. Vả lại, chúng tôi đều đã già rồi đã đến cái tuổi mà sự ngẫu nhiên cũng
như những nơi gian truân lãng mạn không còn có thể lôi cuốn được nữa; tất
cả ước mơ chỉ gói tròn vào mấy chữ "nghỉ ngơi” yên tĩnh, vui thú điền viên
nhưng bốn đứa con chúng tôi đều còn trẻ, cuộc đời của chúng chỉ mới bắt
đầu. Tôi thấy mình không được quyền, vì những lý do thiển cận, ích kỷ, dù
là của bố mẹ, tước mất của chúng những ảnh hưởng tốt và cần thiết mà nền
văn minh nhân loại cùng sự tiếp xúc xã hội loài người sẽ mang tới cho
chúng. Tôi bèn hỏi ý cả mấy đứa trẻ xem chúng có muốn đi với thuyền
trưởng Lít-tơn-tôn về châu Âu văn minh đô hội hay là tự ý ở lại trên đảo
vắng này.
Ruýt-ly và Éc-nét đều tuyên bố là muốn ở lại với chúng tôi. Nhà thông
thái Éc-nét thì cho rằng cũng không nhất thiết phải tìm đến chỗ ồn ào đông
đúc mới có thể học tập nghiên cứu được như ý muốn. Tay thiện xạ Ruýt-ly
thì thấy đất nước Tổ chim ưng cũng thừa cho nó vẫy vùng rồi.
Phrê-đê-rích thì trước hết không có ý kiến gì cả nhưng qua nét mặt đỏ
ửng của nó, tôi biết là nó muốn ra đi. Tôi phải khuyến khích nó nói lên
nguyện vọng của mình, nó mới thú thật rằng nó muốn được thấy lại Châu
Âu. Thằng em út mà cho tới bây gờ thỉnh thoảng vẫn được gọi là thằng bé
Phrít cũng ngỏ ý muốn đi theo anh cả nó.
Còn Về phần cô Gien-ny thì miễn phải hỏi, suốt ba hôm nay, cô thanh
nữ này chỉ có mơ ước đến đất nước Anh! Như vậy gia đình tôỉ sẽ phân tán:
hai đứa con trai sẽ đi xa chúng tôi và hy vọng sẽ gặp lại chúng nó cũng
mỏng manh lắm. Mẹ chúng nó cũng đành phải chịu đựng vì không còn
cách nào khác nữa! Bà là mẹ, bà có thể hi sinh tất cả cho tương lai của con
cái và chỉ tỏ ý ân hận bằng nước mắt mà thôi.