Ta nghe hắn nói câu này bằng giọng rất nhỏ, lúc tập trung lắng nghe lần
nữa, hắn đã cách bên ngoài điện ba trượng.
Đồng Sa trước giờ luôn xuất thần nhập quỷ, lại thêm hỉ nộ vô thường,
bổn tiên riết đã quen. Cảm thấy việc thầm dò xét Nhạc Kha thế này thật sự
có chút vô vị, thực không phải với tấm chân tình của hắn, lấy bức thư của
tiên nga phủ Văn Khúc Tinh Quân trong ngực ra xem hết lần này đến lần
khác, câu chữ uyển chuyển lay động lòng người trong bản gốc giờ phút này
bỗng thấy hết thảy đều vô nghĩa, hoàn toàn không có giá trị, vò thành một
cục ném đi, cầm lấy ngọc bút trên thư án, tập trung suy nghĩ một hồi, tâm
niệm khẽ động, hạ bút viết: “Đồng Sa nhiều lần đến sinh sự, ý đồ chia rẽ
tình cảm giữa ta và chàng, Thanh Loan tin tưởng chàng như tin tưởng bản
thân mình. Hôm nay mặc dù nghe theo lời khích tướng của hắn đi rình
trộm, nhưng trong lòng hổ thẹn, không đành lòng làm chuyện lén lút này.
Lễ nghi mặc dù chưa đủ, nhưng lòng này đã gả, chỉ mong chàng hiểu, giờ
phút này xin tạ lỗi với phu quân, hi vọng phu thê thuận hòa, kiêm điệp tình
thâm!”1 Lúc dừng bút ngay cả bản thân cũng nhịn không được mà phì
cười, câu chữ không đầu không cuối thế này cũng được xem là thư tình
sao?
‘Kiêm’ là một loài chim trong truyền thuyết, mỗi con chim chỉ có một
mắt và một cánh, bởi vậy phải kết hợp với một con chim khác để có thể bay
được. ‘Điệp’ là tên cổ của cá thờn bơn,là một loại cá ẩn náu dưới đáy biển,
hai mắt ở bên thân, thuyết nói cá này “không kề sát nhau thì không bơi”,
nhất định phải có hai con cá kề sát nhau thì mới bơi được. “Kiêm điệp tình
thâm” thể hiện tình cảm sâu đậm giữa người với người, đặc biệt là tình cảm
ân ái giữa vợ chồng.
Nhưng ngẫm thấy Nhạc Kha xem cũng sẽ hiểu rõ.
Thư tình nói trắng ra cũng chẳng phải bài học vỡ lòng của trẻ con, nhất
định ai xem đều có thể hiểu được, chỉ mong người hiểu ta, ta hiểu người là
đủ.