đêm, thư tín từ khắp mọi miền trên thế giới tiếp tục đến với thầy. Ông ngồi
- vào những lúc ông ngồi dậy được - để đọc thư trả lời. Cả gia đình ông có
mặt trong những cái gọi là phiên tư vấn viết thư.
Một ngày Chúa Nhật nọ, hai anh con trai thầy là Rob và Jon có mặt ở nhà.
Mọi người tụ tập trong phòng khách. Thầy Morrie ngồi trên xe lăn, đôi
chân còm nhom ủ dưới tấm mền. Khi cảm lấy lạnh thầy nhờ các chị giúp
việc khoác thêm lên vai chiếc áo gió may bằng vải nylon.
"Mình đọc thư nào trước tiên đây?", thầy Morrie cất tiếng hỏi.
Một đồng nghiệp của thầy lấy giọng đọc thư của một người phụ nữ tên
Nancy. Mẹ chị qua đời vì căn bệnh ASL. Nancy kể lại chị đã đau khổ tới
nhường nào vì sự mất mát đó và cũng chính vì thế chị hiểu rằng thầy
Morrie cũng đang đau khổ.
"Thôi được " thầy Morrie thốt lên khi người đồng nghiệp kết thúc lá thư.
Thầy nhắm mắt lại, "Chúng ta sẽ bắt đầu như thế này”
‘Chị Nancy thân mến!
Câu chuyện của chị về người mẹ khiến tôi vô cùng cảm động. Tôi hiểu tất
cả những gì mà chị đã phải trải qua. Cả hai chúng ta, mỗi người đều có nỗi
buồn và sự đau khổ. Đau buồn là điều tốt cho tôi và tôi hy vọng nó cũng là
điều tốt đối với chị.’
"Có lẽ cha nên sửa lại dòng cuối", Rob nhắc.
Thầy Morrie nghĩ một giây rồi đáp: "Con nói đúng. ‘Tôi hy vọng trong khổ
đau chị sẽ tìm thấy sức mạnh . Thế có khi hay hơn đấy!"
Rob gật đầu.
"Nhớ thêm: Xin cảm ơn. Morrie , thầy nhắc.
Bức thư được đọc tiếp theo là của một người phụ nữ khác có tên là Jane.
Jane cảm ơn những câu chuyện của thầy trong chương trình Câu chuyện
hàng đêm đã truyền cảm hứng cho chị. Jane gọi thầy là nhà tiên tri.
"Ca tụng tới tận mây xanh", một đồng nghiệp của thầy nói. "Nhà tiên tri".
Thầy Morrie nhăn mặt. Rõ ràng ông không đồng ý với cách đánh giá.
"Chúng ta cứ cảm ơn chị ấy. Nói thêm rằng ta rất mừng khi biết rằng lời nói
của mình có một giá trị nhất định đối với chị ấy".
"Làm ơn thêm vào Xin cảm ơn. Morrie ".